NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CƠ CHẤT ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT CỦA NẤM LINH CHI ĐỎ (Ganoderma lucidum)

DOI: 10.18173/2354-1059.2021-0020

  • Nguyễn Xuân Lâm
  • Nguyễn Phương Thảo
  • Phạm Thị Vân
  • Ngô Văn Thắng
Từ khóa: cơ chất, mùn cưa Bồ đề, nấm Linh chi đỏ (Ganoderma lucidum), sinh trưởng hệ sợi.

Tóm tắt

Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của 3 loại giá thể (công thức 1 là mùn cưa Bồ đề, ủ 48 giờ; công thức 2 là mùn cưa Bồ đề xử lí dài ngày, ủ 168 giờ; công thức 3 là phối trộn 70% mùn cưa Bồ đề, ủ 48 giờ + 30% rơm rạ, ủ 7 ngày) đến sinh trưởng và năng suất của nấm Linh chi đỏ. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, trong 03 loại công thức giá thể nghiên cứu, mùn cưa Bồ đề xử lí dài ngày (ủ 168 giờ) là cơ chất cho năng suất nấm cao nhất, đạt 96,73g\bịch, thể hiện thông qua các chỉ số về số lượng chùm quả thể\bịch (3,47 chùm), độ dày quả thể (1,09 cm), đường kính quả thể (14,8 cm), hàm lượng polysaccarit (2,128%). Trong khi đó, giá thể có cơ chất 70% mùn cưa và 30% rơm rạ thì tốc độ lan sợi cao nhất (1,02 cm\ngày) và thời gian tăng trưởng ngắn nhất (26,3 ngày tơ nấm phủ kín bịch). So sánh với 2 loại giá thể trên, công thức sử dụng mùn cưa bồ để xử lí ngắn ngày (ủ 48 giờ) không hiệu quả đối với cả giai đoạn sinh trưởng hệ sợi và phát triển quả thể. Kết quả nghiên cứu thu được góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất nấm Linh chi đỏ trên giá thể là phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp, hạn chế được vấn đề ô nhiễm môi trường đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-07-21
Chuyên mục
BAI BÁO