Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Khoa học Tự nhiên https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN-KHTN <p><strong>Tạp chí của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội</strong>&nbsp; &nbsp;&nbsp;</p> vi-VN Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Khoa học Tự nhiên 2354-1059 BỐN CÁCH CHỨNG MINH ĐỊNH LÍ PAPPUS https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN-KHTN/article/view/83819 <p>Định lí Pappus, Hình học tuyến tính, Hình học xạ ảnh, Hình học afin, Hình học Euclid, đường cong đại số.&nbsp;</p> Trần Đức Anh Bản quyền (c) 2023-09-20 2023-09-20 1 67 3 3 MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA ĐA THỨC NỘI SUY LAGRANGE TRONG THỰC TẾ https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN-KHTN/article/view/83820 <p>Trong bài báo này, chúng tôi dùng phương pháp nội suy Lagrange để giải quyết một số bài toán trong nông nghiệp và trong y tế ở Việt Nam. Các dữ liệu được dùng trong bài báo này được trích xuất từ dữ liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam. Phương pháp nội suy Lagrange là một mô hình tốt cho việc dự báo về tình hình sản xuất trong nông nghiệp cũng như vấn đề tương quan giữa đội ngũ y bác sĩ và số giường bệnh trong các cơ sở y tế ở Việt Nam.&nbsp;</p> Nguyễn Thu Thuỷ Lê Thị Hà Bản quyền (c) 2023-09-20 2023-09-20 1 67 10 10 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ LÊN CẤU TRÚC VÀ ỨNG XỬ CƠ TÍNH CỦA VẬT LIỆU GỐM (AlN)0.9(Si3N4)0.1 https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN-KHTN/article/view/83824 <p>Phương pháp động lực học phân tử (ĐLHPT) được sử dụng để mô phỏng ba mẫu vật liệu gốm (AlN)0.9(Si3N4)0.1 có mật độ thay đổi từ 2,95 đến 3,88 g.cm-3. Sự ảnh hưởng của mật độ lên vi cấu trúc, như sự thay đổi các đơn vị cấu trúc, độ dài liên kết, lân cận chung gần nhất và lỗ hổng, được tiến hành nghiên cứu chi tiết. Các phân tích cho thấy các mẫu vật liệu gồm các vùng vật liệu AlN và vùng vật liệu Si3N4. Vật liệu AlN gồm phần lớn là các tinh thể AlN với một phần nhỏ vật liệu vô định hình (VĐH) AlN. Vật liệu Si3N4 có cấu trúc vô định hình. Các phân tích về lỗ hổng chỉ ra có sự khuếch tán các nguyên tử Si vào vùng vô định hình AlN và ngược lại có sự khuếch tán các nguyên tử Al vào vùng vô định hình Si3N4. Các lỗ hổng có bán kính lớn định xứ trong vùng có cấu trúc vô định hình. Số lượng các lỗ hổng có bán kính lớn giảm nhanh chóng khi mật độ tăng lên. Sự giảm các lỗ hổng có bán kính lớn làm cơ tính của mẫu vật liệu cải thiện một cách rõ rệt.</p> Nguyễn Thị Thảo Lê Văn Vinh Bản quyền (c) 2023-09-20 2023-09-20 1 67 19 19 SỰ KHUẾCH TÁN TRONG CÁC KIM LOẠI Au, Cu VÀ CÁC HỢP KIM XEN KẼ AuSi, CuSi https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN-KHTN/article/view/83841 <p>Bài báo thực hiện tính số đối với thể tích kích hoạt, năng lượng kích hoạt, hệ số trước hàm mũ và hệ số khuếch tán đối với các kim loại Au, Cu và các hợp kim xen kẽ AuSi, CuSi trong khoảng nồng độ nguyên tử xen kẽ từ 0 đến 4%, trong khoảng nhiệt độ từ 700 đến 1873 K, trong khoảng áp suất từ 0 đến 180 GPa và trong khoảng độ biến dạng từ 0 đến 5%. Bài báo xác định sự phụ thuộc của hệ số khuếch tán vào áp suất và độ biến dạng đối với các kim loại và hợp kim nói trên. Kết quả tính số bằng SMM đã chứng tỏ rằng định luật Arrhenius được nghiệm đúng đối với kim loại và hợp kim xen kẽ tại các áp suất và nồng độ nguyên tử xen kẽ khác nhau. Các kết quả tính số bằng phương pháp thống kê mômen (SMM) đối với Au ở T = 1000 K và T = 1250 K và áp suất không phù hợp tốt với thực nghiệm đối với năng lượng kích hoạt (sai số dưới 10%) và phù hợp về bậc độ lớn đối với hệ số trước hàm mũ và hệ số khuếch tán. Các kết quả tính số hệ số khuếch tán bằng SMM đối với Au trong khoảng từ 977 đến 1321 K và đối với Cu trong khoảng từ 933,95 đến 1336,15 K được so sánh với với thực nghiệm và tính toán khác và cho sự phù hợp khá tốt về bậc độ lớn. Các kết quả tính số thể tích kích hoạt bằng SMM đối với Au và Cu phù hợp tốt với các tính toán khác. Các kết quả tính số bằng SMM đối với các đại lượng khuếch tán của các hợp kim xen kẽ AuSi, CuSi ở các nhiệt độ, áp suất, ứng suất và nồng độ nguyên tử xen kẽ khác nhau có tính dự báo, định hướng cho các thực nghiệm trong tương lai.&nbsp;</p> Nguyễn Quang Học Nguyễn Đức Hiền Nguyễn Thị Hòa Nguyễn Ngọc Lê Lê Lan Hương Bản quyền (c) 2023-09-20 2023-09-20 1 67 27 27 BIẾN DẠNG ĐÀN HỒI VÀ VẬN TỐC SÓNG ĐÀN HỒI CỦA CÁC HỢP KIM TAM NGUYÊN FeCrSi VÀ AuCuSi https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN-KHTN/article/view/83842 <table border="0" width="100%" cellspacing="1" cellpadding="3"> <tbody> <tr> <td class="tdview" width="75%">Bài báo sử dụng mô hình hợp kim tam nguyên vừa thay thế vừa xen kẽ với cấu trúc lập phương và điều kiện nồng độ nguyên tử xen kẽ nhỏ hơn nhiều so với nồng độ nguyên tử thay thế và nồng độ nguyên tử thay thế nhỏ hơn nhiều so với nồng độ nguyên tử kim loại chính. Trên cơ sở đó cùng với lí thuyết biến dạng đàn hồi và sóng đàn hồi của hợp kim này thu được bởi phương pháp thống kê mômen, chúng tôi tiến hành tính số đối với sự phụ thuộc nhiệt độ, áp suất, nồng độ nguyên tử thay thế và nồng độ nguyên tử xen kẽ của các môđun đàn hồi E, K, G, các hằng số đàn hồi C11, C12, C44, vận tốc sóng dọc Vd và vận tốc sóng ngang Vn của FeCrSi và AuCuSi. Các kết quả tính số đối với FeCrSi và AuCuSi được so sánh với các kết quả tính số của Fe,FeCr. FeSi, Au, AuCu, AuSi, các kết quả tính toán khác và thực nghiệm. Các kết quả tính số đối với hợp kim tam nguyên có tính dự báo, định hướng cho các thực nghiệm trong tương lai.</td> </tr> </tbody> </table> Nguyễn Quang Học Nguyễn Đức Hiền Nguyễn Thị Hòa Phạm Phương Uyên Trịnh Hồng Ngọc Bản quyền (c) 2023-09-20 2023-09-20 1 67 38 38 XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN CÔNG NGHỆ THÍCH HỢP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU SUẤT THU HỒI DỊCH CỦA QUẢ NHÀU https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN-KHTN/article/view/83883 <p>Các thông số công nghệ ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi dịch quả nhàu là nồng độ chế phẩm enzyme pectinase, nhiệt độ thủy phân và thời gian thủy phân được khảo sát. Thông số công nghệ tối ưu là nồng độ chế phẩm enzyme pectinase sử dụng là 0,4%, nhiệt độ thủy phân 40 oC, thời gian thủy phân là 240 phút. Ở điều kiện này hiệu suất thu hồi dịch quả nhàu đạt được hơn 90%. Bên cạnh đó áp lực ép thu hồi dịch quả nhàu được xác định là 200 kg\cm2 trong trong 10 phút\mẻ với tốc độ li tâm 8000 vòng\phút trong 15 phút. Dịch quả nhàu thu được chứa đựng trong chai nhựa PE tối màu chuyên dụng có dung tích 1,5 lít và bảo quản ở nhiệt độ từ 2 - 4oC. Một số chỉ tiêu hóa sinh như đường tổng số, protein tổng số, vitamin C và các chỉ tiêu màu sắc, mùi, vị, độ trong của dịch quả nhàu đã được xác định bằng các phương pháp phân tích.&nbsp;</p> Nguyễn Văn Lợi Bản quyền (c) 2023-09-20 2023-09-20 1 67 54 54 DẪN LIỆU MỚI VỀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ TIẾNG KÊU SIÊU ÂM CỦA CÁC LOÀI DƠI THUỘC GIỐNG MYOTIS (MAMMALIA: CHIROPTERA: VESPERTILIONIDAE) Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN-KHTN/article/view/83886 <p>Trong thành phần loài dơi hiện biết ở Việt Nam, có 12 loài thuộc giống Myotis được ghi nhận ở miền Bắc: Myotis altarium, M. alticraniatus, M. annamiticus, M. annectans, M. chinensis, M. hasseltii, M. horsfieldii, M. indochinensis, M. laniger, M. montivagus, M. muricola và M. pilosus. Hầu hết những loài thuộc giống Myotis hiếm được ghi nhận qua điều tra thực hiện nên những dẫn liệu về chúng còn rất hạn chế, đặc biệt là dẫn liệu về tiếng kêu siêu âm. Trong năm 2020 và 2021, chúng tôi đã điều tra dơi ở một số khu vực thuộc miền Bắc Việt Nam với trọng tâm nghiên cứu các loài thuộc giống Myotis. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được một số đặc điểm khác lạ về đặc điểm hình thái và tiếng kêu siêu âm của các loài Myotis alticraniatus, M. muricola và M. pilosus. Kích thước cơ thể của cả 3 loài dơi này bắt gặp ở Vịnh Hạ Long lớn hơn so với những mô tả đã công bố. Một số đặc điểm tiếng kêu siêu âm của chúng (tần số bắt đầu, tần số kết thúc và thời lượng của tiếng kêu) cũng khác lạ đáng kể so với những mô tả đã công bố. Bài báo này cung cấp những dẫn liệu mới về ba loài dơi thuộc giống Myotis ghi nhận được ở Vịnh Hạ Long làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo cũng như công tác giám sát và bảo tồn đa dạng sinh học trong thời gian tới.&nbsp;</p> Vũ Đức Toàn Đào Nhân Lợi Bản quyền (c) 2023-09-20 2023-09-20 1 67 63 63 GHI NHẬN MỚI VỀ ĐẶC ĐIỂM TIẾNG KÊU SIÊU ÂM VÀ PHÂN BỐ CỦA LOÀI DƠI THÒ ĐUÔI Mops plicatus (CHIROPTERA: MOLOSSIDAE) Ở VIỆT NAM https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN-KHTN/article/view/83889 <p>Dơi thò đuôi (Mops plicatus) là một trong những loài phân bố rộng nhưng còn ít được nghiên cứu ở Việt Nam. Những tài liệu đã công bố cho thấy loài dơi này đã được ghi nhận ở một số địa điểm thuộc năm tỉnh và thành phố của Việt Nam, bao gồm: Lạng Sơn, Đồng Nai, Hà Nội, Phú Thọ và Bắc Kạn. Trong đó, cá thể duy nhất của loài dơi này ở Hà Nội được ghi nhận năm 1974. Mặt khác, một cá thể khác thuộc loài Dơi thò đuôi cũng được ghi nhận ở Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam năm 1960 nhưng không chỉ dẫn rõ vị trí cụ thể. Trong năm 2020 và 2021, chúng tôi đã điều tra các loài dơi ở Vịnh Hạ Long và một số khu vực thuộc miền Bắc Việt Nam. Kết quả điều tra có ghi nhận một cá thể cái mang thai thuộc loài Dơi thò đuôi ở Vịnh Hạ Long và một cá thể khác ở Hà Nội. Bài báo này cung cấp dẫn liệu mới về tiếng kêu siêu âm và phân bố của loài dơi này ở Việt Nam.</p> Đinh Văn Thái Đào Nhân Lợi Bản quyền (c) 2023-09-20 2023-09-20 1 67 71 71 DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ ỐC CẠN (MOLLUSCA: GASTROPODA) TẠI VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT, TỈNH NGHỆ AN https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN-KHTN/article/view/83892 <p>Dẫn liệu về ốc cạn (Mollusca: Gastropoda) tại Vườn quốc gia (VQG) Pù Mát chưa được ghi nhận trước đây, vì vậy một cuộc khảo sát đã được thực hiện để đánh giá mức độ đa dạng của chúng. Tổng số 29 loài đại diện cho 11 họ được phát hiện tại VQG Pù Mát, trong đó có 3 loài ghi nhận mới cho Trung Bộ Việt Nam (Microcystina vernacula, Plectotropis xydaea, Trachia cordieri), 12 loài ghi nhận mới cho tỉnh Nghệ An. Các họ Cyclophoridae (9 loài; chiếm 31,03% tổng số loài), Camaenidae (6 loài; 20,68%), Ariophantidae (4 loài; 13,79%) có số loài đa dạng nhất. Kết quả trong nghiên cứu này là dẫn liệu đầu tiên về ốc cạn tại VQG Pù Mát, làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững ốc cạn tại VQG này.&nbsp;</p> Đỗ Đức Sáng Đỗ Hải Lan Nguyễn Thanh Sơn Bản quyền (c) 2023-09-20 2023-09-20 1 67 79 79 NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN CỦA CÁC GEN LẶP TRONG HỌ NHÂN TỐ PHIÊN MÃ NAC LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁP ỨNG HẠN Ở CÂY LẠC (Arachis hypogaea) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN-KHTN/article/view/83894 <p>NAC là một trong những nhóm nhân tố phiên mã (transcription factor, TF) đặc trưng có số lượng thành viên lớn nhất ở thực vật. Ở loài lạc (Arachis hypogaea), 29 gen AhNAC đã được xác định và phân tích đặc tính cấu trúc. Tuy nhiên, chức năng của những gen này liên quan đến cơ chế chống bất lợi vẫn chưa được đề cập. Trong nghiên cứu này, tổng số bảy sự kiện lặp gen, bắt nguồn từ hiện tượng lặp đoạn trên các nhiễm sắc thể đã được dự đoán trong họ gen AhNAC ở lạc. Phân tích tỉ lệ Ka\Ks cho thấy chọn lọc tự nhiên đã kìm hãm sự xuất hiện của các đột biến điểm ở phần lớn các gen lặp, từ đó bảo tồn cấu trúc và chức năng của gen trong tiến hóa. Dựa trên sơ đồ hình cây giữa trình tự protein đầy đủ của NAC ở lạc và 23 NAC đáp ứng hạn ở đậu gà (Cicer arietinum) đã được xây dựng, 12 AhNAC đã được đề xuất chia sẻ chức năng tương tự như các TF NAC ở đậu gà. Hơn nữa, vùng promoter của các gen này được ghi nhận có nhiều nhóm yếu tố điều hòa cis- đáp ứng tín hiệu hormone và đáp ứng hạn. Khai thác dữ liệu RNA-Seq đã chứng minh đa số các gen đề xuất có biểu hiện đáp ứng trong điều kiện bất lợi thẩm thấu. Kết quả của nghiên cứu này đã cung cấp những dẫn liệu quan trọng cho phân tích chức năng gen nhằm nâng cao tính chống chịu bất lợi ở cây lạc.&nbsp;</p> Trần Thị Thanh Huyền Chu Đức Hà Trần Đăng Khoa La Việt Hồng Hoàng Phương Loan Trần Văn Tiến Bùi Thị Thu Hương Đồng Huy Giới Bản quyền (c) 2023-09-20 2023-09-20 1 67 90 90 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HÓA CỦA BA GIỐNG MÍA ROC10, ROC23, ROC26 TRỒNG TẠI TỈNH HÒA BÌNH https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN-KHTN/article/view/83900 <p>Phân tích một số chỉ tiêu sinh hóa trong quá trình sinh trưởng và phát triển của 3 giống mía ROC10, ROC23, ROC26 là một trong những phương pháp góp phần vào công tác sơ tuyển giống mía có chất lượng tốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng đường khử trong thân của cả 3 giống mía đều giảm dần theo tuổi cây, trong đó giống ROC23, ROC26 ít hơn so với giống ROC10. Hàm lượng sacarose tăng dần và giống ROC23, ROC26 có hàm lượng đường sacarose cao hơn giống ROC10. Hàm lượng tinh bột trong thân mía giảm dần theo tuổi cây, trong đó giống ROC23, ROC26 đều ít hơn ROC10. Hàm lượng vitamin C của giống ROC23 cao hơn giống ROC10 ở các thời kỳ sinh trưởng, trong khi ở giống ROC26 ở thời kì đầu hàm lượng vitamin C ít hơn giống ROC10, nhưng từ 9 tháng tuổi trở đi lại cao hơn giống ROC10. Hàm lượng xenlulose của giống ROC23 cao nhất, sau đó là giống ROC10 và thấp nhất là giống ROC26. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho việc tuyển chọn giống mía có chất lượng tốt dựa vào những biến đổi sinh hóa của cây trong quá trình sinh trưởng và phát triển.&nbsp;</p> Lê Văn Trọng Nguyễn Như Khanh Bùi Thị Thúy Ngân Hà Thị Phương Bản quyền (c) 2023-09-20 2023-09-20 1 67 98 98 THỰC TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SỐ 1 THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN-KHTN/article/view/83906 <p>Tuổi vị thành niên (15 - 17 tuổi) là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của cơ thể. Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 1095 học sinh Trường Trung học phổ thông số 1 Thành phố Lào Cai từ 15 đến 18 tuổi năm 2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trung vị theo tuổi là 16,3; cân nặng là 53 kg; chiều cao là 163 cm; vòng eo là 68 cm; vòng mông là 80 cm; BMI là 20,0 kg\m2; Z-score chiều cao theo tuổi là -0,6; Z-score BMI theo tuổi là -0,3. Các chỉ số nhân trắc như cân nặng, chiều cao, BMI ở học sinh nam cao hơn học sinh nữ ở tất cả các khối lớp. Tỉ lệ học sinh suy dinh dưỡng là 5,4%; thừa cân là 9,1%; và béo phì là 1,6%. Trong đó, tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì ở nam giới (6,8%; 13,4% và 2,3%) cao hơn đáng kể so với nữ giới (4,1 %; 5,8% và 1,1%) (P &lt; 0,05). Các chỉ số này ở cả hai giới ở khối 10 (2,5%; 16,4% và 2,5%), khối 11 (6,4%; 7,4% và 2,0%) và khối 12 (6,9%; 3,7% và 0,3%) có sự khác biệt rõ rệt (P &lt; 0,001). Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng, tỉ lệ học sinh suy dinh dưỡng dạng thấp còi chiếm 3,9%, tuy nhiên, chưa nhận thấy sự khác biệt rõ rệt theo giới tính và khối lớp (P &gt; 0,05). Kết quả này là cơ sở để học sinh, phụ huynh, gia đình và nhà trường có những biện pháp can thiệp nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì, tạo điều kiện cho sự phát triển tốt nhất của tuổi vị thành niên.&nbsp;</p> Nguyễn Thị Trung Thu Hà Thùy Linh Lê Thị Tuyết Dương Thị Anh Đào Bản quyền (c) 2023-09-20 2023-09-20 1 67 107 107 ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG STRESS NHIỆT Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN-KHTN/article/view/83910 <p>Hà Nội là đô thị lớn thứ 2 của Việt Nam, có tốc độ đô thị hoá nhanh, mật độ dân số cao và thu nhập của người dân tăng nhanh. Tuy nhiên do biến đổi khí hậu và sự đô thị hoá nên stress nhiệt diễn là ngày càng trầm trọng hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ cộng đồng. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tính nhiệt độ hiệu dụng (ET) để đánh giá mức độ biến đổi theo không gian và thời gian của stress nhiệt tại thành phố Hà Nội trong giai đoạn 1961-2020. Kết quả tính toán giá trị ET cho thấy, ET trung bình nhiều năm ở mức hơi nóng, chủ yếu tập trung trong 3 tháng 6, 7, 8. Giá trị ET có xu thế tăng rõ rệt giai đoạn này. Trong đó, thời kì từ năm 1961 - 1997 hầu như không xuất hiện ET ở mức nóng, nhưng từ năm 1998 đến nay, số tháng ET ở mức nóng rất thường xuyên xuất hiện trong các tháng 6 và 7. Số tháng nóng ở khu vực trung tâm thành phố Hà Nội cao hơn nhiều các vùng xung quanh. Với xu thế như vậy trong tương lai, các tháng 6 và 7 sẽ luôn có ET sẽ ở mức nóng. Kết quả nghiên cứu là tài tư liệu hữu ích cho các cơ quan quản lí, ngành y tế để từ đó đưa ra các hành động cụ thể nhằm tăng cường hệ thống chăm sóc sức khoẻ, phát triển cơ sở hạ tầng, cung cấp thông tin cho cộng đồng về nguy cơ bị stress nhiệt.&nbsp;</p> Đào Ngọc Hùng Hoàng Lưu Thu Thuỷ Trần Thị Thảo Đặng Bích Thảo Bản quyền (c) 2023-09-20 2023-09-20 1 67 115 115 LỰA CHỌN VÀ TÍNH TOÁN TRỌNG SỐ CÁC CHỈ THỊ TRONG ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH ĐỊNH DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN-KHTN/article/view/83911 <p>Mục đích của nghiên cứu này là lựa chọn và tính toán trọng số của các chỉ thị trong đánh giá tổn thương đến ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định bằng phương pháp phân tích thứ bậc AHP với sự hỗ trợ của phần mềm Expert choice. Những chỉ thị có trọng số lớn thể hiện vai trò, mức độ tác động lớn của các chỉ thị đó trong việc xác định giá trị các biến thành phần: chỉ số phơi nhiễm (E), chỉ số nhạy cảm (S), chỉ số năng lực thích ứng (AC). Kết quả tính toán chỉ số của các biến thành phần có tính đến trọng số các chỉ thị sẽ phản ánh kết quả khách quan hơn khi không áp dụng trọng số. Phân tích giá trị của chỉ số thành phần và chỉ số tổn thương cho thấy: Mức độ tổn thương đến ngành nông nghiệp tại các huyện đồng bằng ven biển và gần biển lớn hơn so với các huyện thuộc vùng núi và vùng trung du. Mức độ tổn thương đến ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định ở mức thấp đến rất cao, trong đó mức độ tổn thương rất cao tập trung ở các huyện ven biển và gần biển gồm các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát và Tuy Phước; mức độ tổn thương cao ở các huyện An Lão và Hoài Ân; các huyện ở phía tây nam của tỉnh có mức độ tổn thương đến ngành nông nghiệp ở mức thấp đến trung bình.&nbsp;</p> Hoàng Lưu Thu Thuỷ Bản quyền (c) 2023-09-20 2023-09-20 1 67 123 123 NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN HẠN CHO TỈNH HẢI DƯƠNG ĐỐI VỚI CÁC THÁNG KHÔ HẠN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN-KHTN/article/view/83914 <p>Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, thu nhập bình quân đầu người là 3020 USD\năm, nền kinh tế phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt là ngành nông nghiệp. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, hạn hán sẽ là một thiên tai tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế - xã hội nhất là cây trồng. Bằng phương pháp đánh giá tương quan và xây dựng phương trình hồi quy phức, nghiên cứu cho thấy có mối tương quan tốt giữa tổng lượng bốc hơi tháng với tổng lượng mưa tháng, nhiệt độ trung bình tháng, nhiệt độ tối cao trung bình tháng và nhiệt độ tối thấp trung bình tháng. Đây là cơ sở để tính lượng bốc hơi tiềm năng trong tương lai dựa trên các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Sử dụng phương pháp tính chỉ số hạn K bằng số liệu đầu vào là kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, nghiên cứu đã tính được diễn biến hạn cho 3 tháng hạn nhất trong năm (tháng 12, tháng 1và tháng 2) cho giai đoạn 2021 - 2050 tại tỉnh Hải Dương. Kết quả cho thấy với cả 2 kịch bản RCP 4.5 và RCP 8.5 chỉ số hạn ở mức khô hạn và rất khô hạn. Với kịch bản RCP 8.5, mức độ hạn cao hơn kịch bản RCP 4.5, mức độ hạn tại trạm khí tượng Chí Linh cao gấp 1,4 - 1,5 lần tại trạm khí tượng Hải Dương và đặc biệt, hạn có tính chu kì khá rõ rệt với kịch bản RCP 8.5, khoảng 9 - 10 năm lại xuất hiện một cực đại.&nbsp;</p> Đào Ngọc Hùng Hoàng Lưu Thu Thuỷ Nguyễn Dương Thảo Đoàn Thị Thu Bản quyền (c) 2023-09-20 2023-09-20 1 67 135 135 VẬN DỤNG CHỈ SỐ KHÍ HẬU MÙA DU LỊCH HCI ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG THUỘC ĐÔNG NAM BỘ https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN-KHTN/article/view/83916 <p>Chỉ số khí hậu mùa du lịch HCI do Mantao Tang xây dựng (2013) để đánh giá ảnh hưởng của khí hậu đối với du lịch thông qua: chỉ số tiện nghi nhiệt; lượng mưa trung bình; độ che phủ mây và tốc độ gió trung bình. Kết quả cho thấy, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có điều kiện khí hậu thuận lợi nhất cho phát triển du lịch. Chỉ số HCI giữa từng tháng trong năm còn cho thấy giai đoạn thuận lợi nhất cho du lịch trong cả năm thường tập trung từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau với mức độ thuận lợi đạt từ Tốt đến Rất tốt.&nbsp;</p> Hoàng Thị Kiều Oanh Lê Hữu Lợi Bản quyền (c) 2023-09-20 2023-09-20 1 67 146 146 ĐÁNH GIÁ SỰ PHÂN HOÁ VỀ XU THẾ BIẾN ĐỔI CỦA NHIỆT ĐỘ TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH BẮC GIANG https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN-KHTN/article/view/83918 <p>Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam. Bắc Giang có nhiều tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên và nguồn lực con người để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã và đang tác động rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp đánh giá tương quan và phân tích hồi quy để xử lí số liệu nhiệt độ ở 4 trạm khí tượng Bắc Giang, Hiệp Hòa, Sơn Động và Lục Ngạn và 7 trạm khí tượng xung quanh tỉnh Bắc Giang. Kết quả cho thấy, trong 44 năm (1970 - 2014) xu thế biến đổi của nhiệt độ trung bình phổ biến từ 0,012 ÷ 0,018 oC\năm. Tuy nhiên, xu thế biến đổi của nhiệt độ tối cao tuyệt đối năm phổ biến ở mức cao hơn từ 0,028 ÷ 0,032 oC\năm. Mức độ biến động của những giá trị nhiệt độ cực đoan lớn hơn nhiều so với nhiệt độ trung bình. Xu thế biến đổi yếu tố nhiệt độ (nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ tối cao tuyệt đối năm) cao nhất ở vùng lãnh thổ phía đông của tỉnh, tại các huyện miền núi như Sơn Động, Lục Ngạn và thấp nhất ở vùng địa hình thấp phía tây của tỉnh như huyện Hiệp Hòa. Kết quả nghiên cứu sẽ là tư liệu để các cơ quan quản lí đưa ra những biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội thích ứng với biến đổi khí hậu.&nbsp;</p> Đào Ngọc Hùng Nguyễn Thị Hà Nguyễn Thị Liễu Nguyễn Thành Luân Bản quyền (c) 2023-09-20 2023-09-20 1 67 156 156