Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Khoa học Giáo dục https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSP-GD <p><strong>Tạp chí của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội</strong></p> vi-VN Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Khoa học Giáo dục 2354-1075 HÀNH TRANG KIẾN THỨC BẢN ĐỒ CỦA HỌC SINH LỚP 6, TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSP-GD/article/view/84028 <p>Tác giả bài báo nghiên cứu kiến thức bản đồ của các lớp 6 và phân tích, đánh giá các ưu, nhược điểm của 06 bài đầu trong chương Bản đồ của lớp 6 cũ, đồng thời đi sâu nghiên cứu cấu trúc kiến thức bản đồ trong 05 bài đầu của Chương trình Địa lí 6 mới; nghiên cứu các khái niệm và cách sắp xếp thứ tự trước sau để thấy mức độ hợp lí và chưa hợp lí; đồng thời kiến nghị sửa đổi các khái niệm sai như “Bản đồ hành chính Việt Nam”, cách biểu hiện sai trên bản đồ hành chính và bản đồ Việt Nam trong Đông Nam Á; cách diễn giải kiến thức biến dạng trên bản đồ cho hợp lí hơn, giúp học sinh nắm chắc kiến thức “gốc”, hình thành hệ thống kiến thức bản đồ chuẩn mực, phục vụ tốt chương trình cải cách giáo dục.</p> Lâm Quang Dốc Bản quyền (c) 2023-11-02 2023-11-02 2 67 3 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT CỦA HỌC VIÊN HÀN QUỐC TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ ĐÀO TẠO CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSP-GD/article/view/84029 <p>Trong bài viết này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát năng lực từ ngữ của học viên Hàn Quốc đã hoặc đang học tiếng Việt tại một số cơ sở đào tạo ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Khảo sát được tiến hành thành 2 đợt, với 2 công cụ khảo sát chính là: Phiếu khảo sát vốn từ và năng lực từ ngữ về chủ đề “bộ phận cơ thể người”; Bài kiểm tra kết thúc trình độ B, phần Từ vựng – Ngữ pháp, qua 2 hình thức khảo sát là: trực tiếp và trực tuyến (gửi link). Kết quả thu được: 156 phiếu khảo sát và 94 bài kiểm tra được thực hiện. Sau đó, chúng tôi đã đánh giá năng lực từ ngữ của đối tượng này theo 2 tiêu chí: theo các mức độ năng lực: Thành thạo, Đạt yêu cầu, Còn hạn chế, Chưa có năng lực; và theo điểm số: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu. Từ đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp trong việc đào tạo tiếng Việt cho người Hàn Quốc ở Việt Nam hiện nay.</p> Đỗ Phương Thảo Bản quyền (c) 2023-11-02 2023-11-02 2 67 9 9 NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIỂU HỌC Ở SINGAPORE VÀ VIỆT NAM (BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT LỚP 2) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSP-GD/article/view/84030 <p>Trong hai bộ sách Tiếng Anh tiểu học ở Singapore (Bộ My Pals are here! English 2) và sách Tiếng Việt 2 ở Việt Nam (Bộ Chân trời sáng tạo) có một cặp bài đều dạy về cùng một chủ đề bài đọc, đó là bài đọc thể hiện hành vi ứng xử của nhân vật. Trong bài viết này chúng tôi áp dụng khung lí thuyết đánh giá (Appraisal Framework) để phân tích và so sánh ngôn ngữ đánh giá trong hai bài đọc này. Từ đó chúng tôi so sánh những điểm giống và khác nhau trong cách thể hiện đánh giá thông qua ngôn ngữ. Kết quả nghiên cứu có thể giúp các nhà biên soạn sách giáo khoa cân nhắc đưa ra thêm những gợi ý về ngữ liệu đưa vào chương trình, đồng thời giúp các giáo viên phát triển ngữ liệu giảng dạy cũng như soạn bài giảng với mục đích cuối cùng là góp phần giảng dạy bộ sách giáo khoa mới được hiểu quả hơn</p> Nguyễn Thị Hương Lan Phạm Linh Trang Nguyễn Thu Trang Ngô Băng Tâm Bản quyền (c) 2023-11-03 2023-11-03 2 67 22 22 VẬN DỤNG KIẾN THỨC VĂN HÓA TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG HÁN TẠI VIỆT NAM – TRƯỜNG HỢP TẾT ĐOAN NGỌ https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSP-GD/article/view/84031 <table border="0" width="100%" cellspacing="1" cellpadding="3"> <tbody> <tr> <td class="tdview" width="75%">Văn hóa và ngôn ngữ trong dạy và học ngoại ngữ có liên quan mật thiết với nhau. Ngôn ngữ và văn hóa là hai bộ phận không thể tách rời, nền văn hóa là kết quả của sự tương tác của con người, các hành vi, hoạt động giao tiếp là thể hiện cụ thể của biểu hiện văn hóa của mỗi cộng đồng, mỗi đất nước, dân tộc. Do đó, khi giảng dạy ngôn ngữ nói chung, ngôn ngữ Trung Quốc nói riêng, thì việc giảng dạy, vận dụng kiến thức văn hóa của ngôn ngữ đích là điều vô cùng cần thiết. Trên cơ sở lí luận ngôn ngữ học ứng dụng, đối chiếu và thực tiễn giảng dạy, qua nghiên cứu trường hợp Tết Đoan Ngọ, bài viết đưa ra một số nguyên tắc, phương pháp vận dụng kiến thức văn hóa trong giảng dạy tiếng Hán tại Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy chuyên ngành dưới góc độ người dạy</td> </tr> </tbody> </table> Đỗ Tiến Quân Đào Thị Thuỳ Dương Đặng Hồng Nhung Lê Minh Chiến Bản quyền (c) 2023-11-03 2023-11-03 2 67 29 29 RÈN LUYỆN TƯ DUY LÃNH ĐẠO CHO CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CẤP CHIẾN LƯỢC THEO TƯ TƯỞNG V.I. LÊNIN https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSP-GD/article/view/84032 <p>Năng lực tư duy lãnh đạo ở một bộ phận cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược ở nước ta còn những hạn chế nhất định. Thực tiễn hoạt động lãnh đạo cũng như định hướng đến năm 2030 và đến năm 2045 Việt Nam trở thành nước phát triển, điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, nhất là cấp chiến lược cần rèn tư duy lãnh đạo. Mục đích của nghiên cứu này dựa trên những chỉ dẫn về tư duy lãnh đạo theo tư tưởng của Lênin nhằm rèn luyện tư duy lãnh đạo ở cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ, chức trách được giao. Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích định tính từ các nguồn dữ liệu sẵn có, từ đó tổng hợp, khái quát, sau đó đưa ra nhận định và đề xuất biện pháp rèn luyện tư duy lãnh đạo. Nghiên cứu đã chỉ ra tư tưởng của Lênin về tư duy lãnh đạo, thực trạng tư duy lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo trên cơ sở đó đề xuất giải pháp rèn luyện tư duy lãnh đạo cấp chiến lược.</p> Nguyễn Hải Thanh Nguyễn Thị Tuyết Mai Bản quyền (c) 2023-11-03 2023-11-03 2 67 39 39 TÍCH HỢP GIÁO DỤC VĂN HOÁ SINH THÁI TRONG GIẢNG DẠY GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSP-GD/article/view/84033 <p>Hiện nay, nhân loại đang phải đối mặt với những thảm họa sinh thái ngày càng nghiêm trọng, giáo dục văn hoá sinh thái là một trong những giải pháp căn bản, nhằm xây dựng văn hoá sinh thái trở thành động lực cho sự phát triển bền vững của các quốc gia cũng như của tương lai nhân loại. Trong phạm vi công trình này, trên cơ sở nghiên cứu có hệ thống về văn hoá sinh thái, giáo dục văn hoá sinh thái, vai trò của giáo dục văn hoá sinh thái đối với nâng cao trình độ văn hoá sinh thái của cộng đồng vì mục tiêu phát triển bền vững, bài viết phân tích làm rõ sự cần thiết, mục tiêu, nội dung tích hợp giáo dục văn hoá sinh thái trong giáo dục công dân trung học phổ thông và một số yêu cầu trong thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp giáo dục văn hoá sinh thái nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục văn hoá sinh thái cho học sinh trung học phổ thông trong chương trình giáo dục công dân hiện nay</p> Dương Thị Hương Mai Thị Thắm Bản quyền (c) 2023-11-03 2023-11-03 2 67 46 46 DẠY HỌC PHÉP NHÂN CHO HỌC SINH LỚP 2 CÓ KHÓ KHĂN VỀ HỌC TOÁN BẰNG PHẦN MỀM DẠY HỌC https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSP-GD/article/view/84034 <table border="0" width="100%" cellspacing="1" cellpadding="3"> <tbody> <tr> <td class="tdview" width="75%">Khó khăn về học Toán là một dạng khuyết tật học tập liên quan đến việc nắm khái niệm và biểu tượng Toán học hoặc khó khăn trong việc thực hiện các phép tính hay giải toán. Cho đến nay các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực y học chưa thể khắc phục được những rối loạn chức năng thần kinh não bộ, nhưng những phương pháp hỗ trợ dạy học có thể giảm thiểu được những ảnh hưởng của năng lực nhận thức bất thường đến hành vi học tập. Bài báo trình bày kết quả thực nghiệm dạy học phép nhân cho học sinh lớp 2 có khó khăn về học Toán bằng phần mềm dạy học “Easy Math”. Thực nghiệm bước đầu sử dụng phần mềm dạy học này đã thu được những kết quả tích cực. Đây là cơ sở để tiếp tục khai thác các tính năng ưu việt của phần mềm “Easy Math” và triển khai rộng rãi hơn nữa trên học sinh khs khăn về học toán.</td> </tr> </tbody> </table> Phan Thanh Long Phan Thế Hải Bản quyền (c) 2023-11-03 2023-11-03 2 67 58 58 XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ HỌC HÒA NHẬP CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSP-GD/article/view/84035 <p>Khó khăn về giao tiếp ở học sinh rối loạn phổ tự kỉ học hòa nhập cấp trung học cơ sở làm cho các em hạn chế trong việc chủ động chào hỏi, tương tác, nói chuyện với các bạn xung quanh. Điều này cản trở rất lớn đến quá trình học tập cũng như hòa nhập của học sinh. Bài báo công bố kết quả nghiên cứu xây dựng 08 hoạt động dựa trên 4 nội dung thực hiện kĩ năng: (1) Chủ động và duy trì cuộc giao tiếp với mọi người; (2) Nhận biết, xử lí các tình huống nói lời cảm ơn và xin lỗi; (3) Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp; (4) Mở rộng cuộc trò chuyện và giúp đỡ mọi người. Mỗi nội dung chúng tôi xây dựng minh họa 02 hoạt động giáo dục nhằm giúp học sinh nắm được các bước thực hiện kĩ năng một cách hiệu quả. Kết quả thực nghiệm cho thấy có sự cải thiện đáng kể trong việc thực hiện kĩ năng của các học sinh, với điểm trung bình các trường hợp tăng từ M = 1.5 lên M = 2.85</p> Đỗ Thị Thảo Quách Huyền Trâm Đỗ Thị Trang Trần Thị Bích Ngọc Nguyễn Hoài Thương Nguyễn Công Khanh Bản quyền (c) 2023-11-03 2023-11-03 2 67 71 71 ĐÁNH GIÁ KHUYẾT TẬT HỌC TẬP: XU THẾ HIỆN NAY VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRÊN PHƯƠNG DIỆN NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSP-GD/article/view/84036 <table border="0" width="100%" cellspacing="1" cellpadding="3"> <tbody> <tr> <td class="tdview" width="75%">Đánh giá khuyết tật học tập có một vai trò quan trọng trong việc nhận biết, phát hiện và can thiệp, hỗ trợ khuyết tật học tập. Đánh giá khuyết tật học tập là một quá trình tổng hợp các đánh giá thành phần bao gồm các lĩnh vực: Đánh giá chức năng thần kinh cấp cao, năng lực nhận thức, năng lực học tập, đánh giá hành vi và phát triển. Hiện nay, công cụ đánh giá năng lực nhận thức và phát triển của học sinh khuyết tật học tập đã tương đối rõ ràng. Đã có một số công cụ đánh giá dành cho khuyết tật học tập ở Việt Nam, tuy nhiên, sự kết nối của các công cụ với nhau, quan điểm, phương pháp kết hợp các kết quả đánh giá và khả năng cập nhật các chuẩn mới của các công cụ này, tính chất chuẩn hóa của các công cụ là một vấn đề cần phải được nghiên cứu trong thời gian tiếp theo</td> </tr> </tbody> </table> Nguyễn Thị Cẩm Hường Bùi Thế Hợp Nguyễn Công Khanh Đỗ Thị Thảo Nguyễn Nữ Tâm An Bản quyền (c) 2023-11-03 2023-11-03 2 67 82 82 SỬ DỤNG YOGA TRỊ LIỆU ĐỂ TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CHÚ Ý VÀ BẮT CHƯỚC CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSP-GD/article/view/84037 <table border="0" width="100%" cellspacing="1" cellpadding="3"> <tbody> <tr> <td class="tdview" width="75%">Khả năng tập trung chú ý và bắt chước có ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, kĩ năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ và khả năng học tập nói chung của học sinh khuyết tật trí tuệ. Nghiên cứu nhằm kiểm tra tính hiệu quả của liệu pháp Yoga đối với học sinh khuyết tật trí tuệ. 12 học sinh khuyết tật trí tuệ độ tuổi 8-14 (mean =11.0, SD = 2.261) được tham gia tập luyện yoga 30 phút mỗi ngày, 5 ngày\ tuần và trong 12 tuần (60 bài). Các học sinh sẽ được hướng dẫn tập luyện 9 bài tập yoga, gồm: chào, các bài tập thở, đầu cổ, tay vai, cột sống, chân, nghỉ, thiền và kết thúc. Kết quả cho thấy sau 12 tuần được can thiệp bằng yoga, nhóm học sinh này đã có sự thay đổi đáng kể về khả năng duy trì chú ý và bắt chước (sig. (2-tailed) &lt; 0.05). Nghiên cứu này đã chứng minh học sinh khuyết tật trí tuệ có thể cải thiện khả năng chú ý và bắt chước trong 12 tuần tham gia luyện tập yoga</td> </tr> </tbody> </table> Trần Thị Minh Thành Nguyễn Thị Thảo Bản quyền (c) 2023-11-03 2023-11-03 2 67 92 92 THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ HỌC TẬP TRONG HỌC PHẦN VĂN HỌC TRẺ EM NHẰM TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSP-GD/article/view/84038 <p>Phương pháp dạy học ở đại học ngày càng được cải tiến theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức - học tập của sinh viên. Bên cạnh việc tổ chức cho sinh viên tự học, làm việc nhóm, tập luyện nghiên cứu khoa học… thì việc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học cũng là một cách thức hữu hiệu để kích thích sự tích cực nhận thức của sinh viên trên lớp học. Bài báo này trình bày một số khái niệm liên quan đến trò chơi và trò chơi học tập; mức độ đáp ứng của trò chơi học tập trong học phần Văn học trẻ em. Đồng thời, bài viết cũng tập trung phân tích thực trạng sử dụng trò chơi học tập của 15 giảng viên tham gia dạy học phần. Kết quả thu được cho thấy GV tham gia khảo sát đều nhận thức tầm quan trọng cũng như tác dụng của việc sử dụng trò chơi học tập, các GV có mức độ sử dụng trò chơi học tập ở ngưỡng thường xuyên, các trò chơi học tập được sử dụng trong học phần được đánh giá ở mức độ hiệu quả, từ đó chúng tôi có đưa ra một số các trò chơi được sử dụng trong học phần Văn học trẻ em nhằm tạo hứng thú học tập cho SV ngành GDMN</p> Lê Thị Hiền Bản quyền (c) 2023-11-03 2023-11-03 2 67 102 102 THỰC TRẠNG CÁC ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ DẠY – HỌC TRONG CÁC LỚP ĐÔNG THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID 19 https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSP-GD/article/view/84039 <p>Với thực tế lớp đông sinh viên ngày càng phổ biến ở bậc đại học, những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid 19, lớp học đảo ngược đang trở thành một phương thức ngày càng phổ biến. Lớp học đảo ngược là một dạng quan trọng của dạy học kết hợp. Lớp học đảo ngược (flipped classroom) là mô hình giảng dạy năng động, có thể hiểu rằng so với phương pháp học tập truyền thống, sinh viên đến lớp nghe thầy cô giảng bài rồi trở về nhà làm bài tập sẽ được “đảo ngược” bằng phương pháp sinh viên phải xem các tài liệu học tập (hồ sơ môn học, slide bài giảng, video, giáo trình, các bài hướng dẫn…) ở nhà thông qua hệ thống quản lí học tập (classroom, zalo,…). Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thiết bảng hỏi thu thập ý kiến của giảng viên và sinh viên các trường đại học tại Việt Nam về các điều kiện đảm bảo dạy và học trong các lớp đông theo hình thức lớp học đảo ngược giữa giai đoạn dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp. Kết quả khảo sát cho thấy, điều kiện đó liên quan đến cấp vĩ mô như chính sách dạy và học của nhà trường, liên quan đến giảng viên, sinh viên và đặc biệt là các điều kiện về hạ tầng thông tin và cơ sở vật chất phù hợp.</p> Vũ Thị Mai Hường Bản quyền (c) 2023-11-03 2023-11-03 2 67 114 114 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO KĨ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSP-GD/article/view/84040 <table border="0" width="100%" cellspacing="1" cellpadding="3"> <tbody> <tr> <td class="tdview" width="75%">Đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập của đất nước, kĩ năng mềm của nhân lực ngày càng được đánh giá cao. Đối với SV sư phạm, kĩ năng mềm không chỉ giúp nâng cao hiệu quả học tập mà còn mang lại giá trị to lớn đối với quá trình phát triển sự nghiệp nhà giáo trong tương lai. Nghiên cứu này tập trung phân tích thực trạng, nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm cho SV sư phạm từ đó đề xuất một số giải pháp cho việc thực hiện Chương trình đào tạo 2019 của trường Đại học Sư phạm. Tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để khảo sát 103 SV Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN) chủ yếu là SV năm thứ ba và năm thứ tư (khóa 69 và 68). Kết quả cho thấy SV đã có được những kĩ năng mềm cơ bản nhưng mức độ thành thạo giữa các nhóm SV và giữa các nhóm kĩ năng không đồng đều.</td> </tr> </tbody> </table> Nguyễn Thu Trang Nguyễn Tú Linh Bản quyền (c) 2023-11-03 2023-11-03 2 67 122 122 CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM “GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG - KĨ NĂNG SỐNG” DÀNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSP-GD/article/view/84041 <table border="0" width="100%" cellspacing="1" cellpadding="3"> <tbody> <tr> <td class="tdview" width="75%">Bài viết giới thiệu tổng quan chương trình hoạt động trải nghiệm “Giáo dục giá trị sống - kĩ năng sống” (GTS - KNS) dành cho học sinh tiểu học của nhóm “Tay trong Tay” (TTT), chương trình đã được hội đồng khoa học của Hội khoa học Tâm lí - Giáo dục Việt Nam thẩm định và phê duyệt từ năm 2016, được điều chỉnh hàng năm và được in thành sách đưa vào giáo dục học sinh ở nhiều trường tiểu học. Bài viết tập trung phân tích và luận giải về: Cơ sở khoa học của chương trình, cách tiếp cận xây dựng chương trình, mục tiêu chương trình, nội dung tổng thể của chương trình, các nguyên tắc giáo dục, các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục GTS - KNS của chương trình này. Bài viết cũng phân tích và mô tả tính thống nhất của chương trình với xu hướng giáo dục thế giới, với mục tiêu và định hướng của Chương trình đổi mới giáo dục phổ thông tổng thể hiện nay do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; đồng thời một số đề xuất về việc triển khai chương trình hoạt động trải nghiệm này tại nhà trường phổ thông và các cơ sở giáo dục trong tương lai cũng sẽ được phân tích, bàn luận.</td> </tr> </tbody> </table> Trần Thị Lệ Thu Trần Thị Cẩm Tú Nguyễn Đức Giang Bùi Thị Nga Bùi Bích Liên Bản quyền (c) 2023-11-03 2023-11-03 2 67 132 132 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC BÌNH ĐẲNG GIỚI CHO HỌC SINH LỚP 1, 2 TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở QUẬN 5, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSP-GD/article/view/84042 <p>Để đáp ứng yêu cầu tích hợp giáo dục bình đẳng giới cho học sinh lớp 1, 2 tại quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh theo đổi mới chương trình giáo dục 2018, nghiên cứu đã đề xuất được 5 biện pháp gồm: (1) Thiết lập mục tiêu giáo dục bình đẳng giới khi xây dựng kế hoạch bài dạy các bài học có yêu cầu cần đạt phù hợp; (2) Lồng ghép nội dung giáo dục bình đẳng giới vào nội dung dạy học các môn học và hoạt động giáo dục khác; (3) Chú trọng vấn đề bình đẳng giới khi thực hiện các phương pháp dạy học, giáo dục; (4) Đảm bảo bình đẳng giới khi tổ chức sử dụng ngữ liệu học tập và phương tiện học tập; (5) Quan tâm phối hợp với gia đình và xã hội tham gia giáo dục cho học sinh lớp 1, 2 về các vấn đề bình đẳng giới. Đồng thời, nghiên cứu cũng đã xây dựng và khảo nghiệm để đánh giá hiệu quả của 6 kế hoạch bài dạy tích hợp giáo dục bình đẳng giới trong các môn học. Các kế hoạch bài dạy và biện pháp giáo dục bình đẳng giới đề xuất đã được đa số đội ngũ giáo viên các trường tiểu học ở Quận 5 đồng tình và ủng hộ, được đánh giá là tốt và có tính khả thi cao.&nbsp;</p> Nguyễn Minh Giang Nguyễn Kim Phương Bản quyền (c) 2023-11-03 2023-11-03 2 67 145 145 ĐỘ TIN CẬY VÀ HIỆU LỰC CỦA THANG ĐO SỰ HÀI LÒNG TRONG HỌC TẬP DÀNH CHO SINH VIÊN https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSP-GD/article/view/84043 <table border="0" width="100%" cellspacing="1" cellpadding="3"> <tbody> <tr> <td class="tdview" width="75%">Nghiên cứu này nhằm mục đích thích ứng thang đo sự hài lòng trong học tập (Academic Life Satisfaction Scale- ALSS) dành cho sinh viên được xây dựng bởi Schmidt và cộng sự (2008). Thang đo ALSS gồm 5 câu hỏi để đo lường mức độ hài lòng trong học tập của sinh viên. Trên cơ sở của thang đo, chúng tôi thiết lập phiên bản tiếng Việt của thang đo này. Có tất cả 200 sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã tự nguyện tham gia vào nghiên cứu. Phương pháp kiểm tra độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá và phân tích nhân tố khẳng định được sử dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thang đo có độ tin cậy (α = 0,90) và hiệu lực cao (χ2\df = 2,18; GFI = 0,98, RMSEA = 0,077; CFI = 0,99; TLI = 0,98), có thể được sử dụng để đo lường mức độ hài lòng trong học tập cho sinh viên tại Việt Nam.&nbsp;</td> </tr> </tbody> </table> Nguyễn Thị Hà Hồ Thị Trúc Quỳnh Nguyễn Thanh Hùng Phạm Thị Thuý Hằng Nguyễn Thị Ngọc Bé Mai Thị Thanh Thuỷ Bản quyền (c) 2023-11-03 2023-11-03 2 67 158 158 THỰC TRẠNG TRẢI NGHIỆM SANG CHẤN THỜI THƠ ẤU CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSP-GD/article/view/84044 <p>Nghiên cứu này tìm hiểu thực trạng trải nghiệm sang chấn thời thơ ấu của học sinh trung học cơ sở. Dữ liệu định lượng được thu thập với bảng hỏi sang chấn thời thơ ấu với 419 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 ở 3 trường trung học cơ sở tại tỉnh Bắc Giang, Thái Bình và thành phố Huế. Độ tuổi trung bình của khách thể là 13.53 (SD=1.12). Kết quả nghiên cứu cho thấy có 30.1% học sinh từng bị ngược đãi về mặt cảm xúc, 5.7% học sinh từng bị ngược đãi về mặt thể chất, và có 2.4% học sinh từng bị lạm dụng tình dục bởi ít nhất một hình thức ở mức độ thường xuyên trở lên. Có 5.0% học sinh là nạn nhân của nhiều loại sang chấn thời thơ ấu, mỗi loại học sinh có trải nghiệm với ít nhất một hình thức ở mức thường xuyên trở lên. Học sinh nam có trải nghiệm bị ngược đãi về mặt cảm xúc ít hơn so với học sinh nữ (p&lt;0.05). Một số khuyến nghị cho nghiên cứu tiếp theo được đưa ra.&nbsp;</p> Nguyễn Phương Hồng Ngọc Nguyễn Thị Ngọc Bé Tạ Thu Hà Bùi Thị Phương Thảo Bản quyền (c) 2023-11-03 2023-11-03 2 67 168 168 DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM MÔN TÂM LÍ HỌC KĨ SƯ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSP-GD/article/view/84045 <table border="0" width="100%" cellspacing="1" cellpadding="3"> <tbody> <tr> <td class="tdview" width="75%">Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang đặt ra những yêu cầu mới về kiến thức, kĩ năng và thái độ đối với nguồn nhân lực được đào tạo. Thực tế này đòi hỏi giáo dục đại học cần có sự đổi mới toàn diện, trong đó nhấn mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng trải nghiệm để phát triển các kĩ năng chuyên môn, kĩ năng cốt lõi (kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tư duy phản biện, kĩ năng làm việc nhóm, v.v...) cho sinh viên. Dạy học trải nghiệm tạo cơ hội cho sinh viên học qua quan sát, khám phá, thao tác trực tiếp các sự vật, hiện tượng trong bối cảnh có ý nghĩa liên quan trực tiếp tới bài học\môn học\chương trình học, qua đó áp dụng được kiến thức lí thuyết vào giải quyết các tình huống thực tiễn của cuộc sống và nghề nghiệp. Bài báo trình bày một số vấn đề lí luận về dạy học trải nghiệm trong giáo dục đại học như học tập trải nghiệm và dạy học trải nghiệm, các phương pháp dạy học trải nghiệm. Bài báo còn phân tích kết quả tự đánh giá của sinh viên về mức độ thực hiện hành động học tập, sự thay đổi về kĩ năng giải quyết vấn và kết quả học tập của họ khi áp dụng các phương pháp dạy học trải nghiệm vào dạy học môn học Tâm lí học Kĩ sư tại trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật TP. Hồ Chí Minh.</td> </tr> </tbody> </table> Dương Thị Kim Oanh Bản quyền (c) 2023-11-03 2023-11-03 2 67 176 176 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG CỐT LÕI CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KĨ THUẬT Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSP-GD/article/view/84046 <p>Trong bối cảnh nền kinh tế đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao, đặc biệt là các năng lực thực hiện, sinh viên khối ngành kĩ thuật muốn thành công trong tương lai phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về kiến thức, kĩ năng và thái độ. Riêng về kĩ năng, các kĩ năng cốt lõi đóng vai trò là chìa khóa thành công của sinh viên trong học tập và thực hành nghề nghiệp. Phân tích cơ sở khoa học để chỉ ra kĩ năng cốt lõi của sinh viên ngành kĩ thuật cũng như nghiên cứu về thực trạng của việc hình thành và phát triển các kĩ năng này trong nhà trường là việc làm cần thiết. Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được vận dụng trong bài báo này để tìm hiểu thực trạng rèn luyện kĩ năng cốt lõi của sinh viên ngành kĩ thuật, dữ liệu thu thập từ ba trường đại học có đào tạo ngành kĩ thuật ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gồm Đại học Sư phạm Kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ ra những vấn đề về nhận thức, phương pháp, cách thức rèn luyện các kĩ năng cốt lõi của giảng viên và phương thức học của sinh viên để phát triển các kĩ năng cốt lõi.</p> Nguyễn Thanh Thủy Nguyễn Văn Tuấn Bản quyền (c) 2023-11-03 2023-11-03 2 67 188 188 DẠY HỌC KHÁI NIỆM TOÁN HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO THEO QUAN ĐIỂM HOẠT ĐỘNG https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSP-GD/article/view/84047 <table border="0" width="100%" cellspacing="1" cellpadding="3"> <tbody> <tr> <td class="tdview" width="75%">Bài viết xây dựng quy trình dạy học khái niệm về phương trình và bất phương trình theo quan điểm hoạt động nhằm phát triển khả năng học tập Toán học cho học sinh trung học phổ thông ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào. Trên cơ sở kế thừa và vận dụng những lí luận của Việt Nam, bài báo này đã đề xuất quy trình, những hoạt động cốt lõi cùng những hoạt động thành phần trong dạy học khái niệm toán học ở trường Trung học phổ thông nước CHDCND Lào. Bài báo trình bày một ví dụ minh họa về dạy học phương trình theo chương trình môn Toán nước CHDCND Lào.</td> </tr> </tbody> </table> Phongsavanh Sihavong Bản quyền (c) 2023-11-03 2023-11-03 2 67 199 199 THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHẤM BÀI TỰ ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TỰ HỌC LẬP TRÌNH CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSP-GD/article/view/84048 <p>Hình thành năng lực tự học được xác định là một trong những nhiệm vụ cốt lõi của Chương trình Giáo dục phổ thông Việt Nam 2018. Theo chương trình này, môn Tin học có sự phân hóa sâu, định hướng nghề nghiệp qua hai nôi dụng là Tin học ứng dụng và Khoa học máy tính. Trong đó có phần về kĩ thuật lập trình. Lập trình là một trong những kĩ năng được hình thành phần lớn dựa trên sự tự học và thực hành của người học. Với mục đích thúc đẩy và nâng cao chất lượng của quá trình tự học từ sớm, chúng tôi đã xây dựng hệ thống chấm bài tự động với số lượng bài tập phong phú cùng tài liệu tra cứu đi kèm. Hệ thống này hứa hẹn nâng cao khả năng lập trình của người học, đồng thời giúp giảm bớt công sức của giáo viên. Bài báo này giới thiệu hệ thống hỗ trợ người học tự học lập trình dưới sự định hướng của các chuyên gia hàng đầu về Công nghệ thông tin (CNTT) đang được triển khai tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Kết quả sau khi khảo sát từ phía người học cho thấy, hệ thống đã giúp ích rất nhiều cho người học trong quá trình hoàn thiện kĩ năng lập trình, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như phát triển năng lực tự học của học sinh.</p> Nguyễn Thị Chinh Nguyễn Thị Thanh Huyền Vũ Phương Duy Lê Minh Hoàng Bản quyền (c) 2023-11-03 2023-11-03 2 67 206 206 VẬN DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƢỢC TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSP-GD/article/view/84049 <p>Ngày nay, cùng với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông đã cho ra đời nhiều mô hình dạy học mới bên cạnh mô hình dạy học giáp mặt truyền thống, tiêu biểu là các mô hình Blended learning. Lớp học đảo ngược là một trong các mô hình Blended learning và có lợi thế trong việc phát triển năng lực tự học cho học sinh. Bài báo này trình bày kết quả vận dụng mô hình lớp học đảo ngược theo một quy trình cụ thể hướng tới mục tiêu phát triển năng lực tự học cho học sinh trong phần Hoá học Hữu cơ lớp 11. Số liệu thực nghiệm thu được đã cho thấy tính khả thi và hiệu quả tích cực của việc vận dụng mô hình này trong dạy học ở trường Trung học phổ thông, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.</p> Nguyễn Văn Đại Bản quyền (c) 2023-11-03 2023-11-03 2 67 218 218