Phân tích biến động đường bờ sông khu vực Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1989-2015

  • Tạp chí Phát triển KH&CN
  • Hoàng Trang Thư
  • Đào Nguyên Khôi
  • Phạm Thị Lợi
  • Nguyễn Văn Hồng
Từ khóa: Biến động đường bờ, ảnh Landsat, DSAS, MNDVI

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích biến động đường bờ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1989 – 2015 bằng công nghệ viễn thám và GIS. Đường bờ được phân loại dựa vào phương pháp chỉ số khác biệt nước điều chỉnh MNDWI và phương pháp phân ngưỡng dựa trên tư liệu ảnh vệ tinh Landsat 4-5 (TM) và Landsat 8 trong giai đoạn 1989 – 2015. Sau đó, công cụ DSAS được sử dụng để tính toán tốc độ sạt lở - bồi tụ của bờ sông. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong cả giai đoạn 1989 – 2015, quá trình sạt lở và bồi tụ đan xen nhau tuy nhiên phần lớn các nhánh sông chính đều bị sạt lở. Trong đó, sông Lòng Tàu, sông Sài Gòn, sông Soài Rạp sạt lở ở cả hai bờ tả và bờ hữu với tốc độ sạt lở lên đến 10,44 m/năm. Quá trình bồi tụ tập trung chủ yếu ở khu vực Cần Giờ như sông Đồng Tranh, cửa sông Soài Rạp với tốc độ lớn 8,34 m/năm. Đánh giá sự biến động đường bờ bằng tư liệu viễn thám đa thời gian đóng góp một phần quan trọng trong công tác quản lý và bảo vệ đường bờ.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-07-17
Chuyên mục
Bài viết