Hậu TPP - Việt Nam có cần điều chỉnh các quy định liên quan tới bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet?

  • Tạp chí Phát triển KH&CN
  • Phạm Thị Mai Khanh
Từ khóa: Quyền tác giả, môi trường Internet, ISP, Biện pháp quản lý bản quyền nội dung số (DRM - Digital Rights Management), Hiệp định TPP…

Tóm tắt

Thực tiễn gia tăng xâm phạm quyền tác
giả trong môi trường Internet đã đòi hỏi các nhà lập
pháp xây dựng các công cụ thực thi hiệu quả hơn.
Nổi bật trong số này là cơ chế pháp lý bảo vệ quyền
sử dụng các công nghệ quản lý quyền tác giả (QTG)
kỹ thuật số và cơ chế trách nhiệm của các trung gian
trực tuyến (ISP - Internet Service Provider) đối với
xâm phạm QTG của người sử dụng. Là một trong
những Hiệp định thương mại tự do (FTA - Free trade
agreement) thế hệ mới “hiện đại” nhất, Hiệp định
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP –
Trans - Pacific Partnership Agreement) đã tiếp cận
cả hai vấn đề theo hướng nâng cao mức bảo hộ theo
chuẩn của Hoa Kỳ. Khi ký kết Hiệp định Đối tác
Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP - Comprehensive and Progressive
Agreement for Trans - Pacific Partnership) , các
nước thành viên đã bảo lưu 11 điều khoản trong
Chương 18 về quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có 4
điều khoản liên quan đến công cụ bổ trợ cho bảo vệ
QTG trong môi trường Internet. Cách tiếp cận này
đảm bảo tính linh hoạt trong việc thực thi các cam
kết quốc tế, tính tới điều kiện kinh tế - xã hội và mức
độ phát triển khác nhau của các quốc gia thành viên.
Trong trường hợp của Việt Nam, việc bảo lưu các
điều khoản này không chỉ đơn thuần là giảm bớt
nghĩa vụ mà là cơ hội để đánh giá lại và điều chỉnh
(nếu cần thiết) các cơ chế hiện hành nhằm đối phó tốt
hơn với nạn xâm phạm gia tăng. Bài viết phân tích cơ
sở công nghệ, kinh tế, pháp lý của hai công cụ bổ trợ
này cũng như thực tiễn các quy định tại Việt Nam và
chỉ ra rằng, việc chủ động đánh giá và điều chỉnh hệ
thống pháp luật đã có là cần thiết để duy trì một cơ
chế pháp lý cân bằng, hạn chế việc lạm dụng quyền
trong môi trường Internet cũng như giúp Việt Nam
chuẩn bị tốt hơn khi đàm phán các FTA tương tự
trong tương lai.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-07-20
Chuyên mục
Bài viết