Ảnh hưởng mãn tính của phơi nhiễm Bisphenol A lên cá sọc ngựa (Danio rerio) ở giai đoạn Juvenile

  • Ngô Thị Mai
  • Đoàn Thị Phương Thảo
  • Võ Thị Ngọc Diễm
  • Nguyễn Thành Công
  • Lê Phi Nga
Từ khóa: bisphenol A, Danio rerio, giai đoạn Juvenile, hình thái tế bào gan, phơi nhiễm mãn tính

Tóm tắt

Bisphenol A (BPA) là chất gây rối loạn nội tiết tố, vì vậy một vài quốc gia cấm sử dụng chất này trong bao bì nhựa đựng thực phẩm và đồ chơi nhựa cho trẻ em. BPA được tìm thấy trong
nước mặt ở nồng độ đo được từ ng/L- mg/L. Tuy nhiên các dữ liệu độc học về phơi nhiễm mãn tính động vật thủy sinh với BPA ở dải nồng độ này hiện tại rất ít. Phương pháp: Nghiên cứu này sử dụng cá sọc ngựa 30 ngày tuổi, cho phơi nhiễm với BPA 0, 1, 10 và 100 μg/L, trong 60 ngày, đây là giai đoạn tăng trưởng mạnh (Juvenile). Kết thúc thí nghiệm, tất cả cá được đo chiều dài, cân trọng lượng, lấy mô gan tươi để đánh giá bệnh học. Kết quả: Chiều dài và trọng lượng cá tăng hơn ở nhóm phơi nhiễm với BPA 100 μg/L so với các nhóm khác. Cũng chỉ ở nhóm này quan sát thấy sự thay đổi hình thái tế bào gan như tăng số lượng và kích thước không bào, trương nở nhân và tế
bào chất, giảm glycogen và tăng lipid, nhưng không có hiện tượng viêm. Cá trong các nhóm phơi nhiễm với nồng độ BPA < 100 mg/L cho thấy các điểm cuối đáp ứng không có sự khác biệt so với nhóm đối chứng. Kết luận: Phơi nhiễm mãn tính với BPA 100 mg/L lên cá sọc ngựa ở giai đoạn Juvenile gây tăng trọng lượng, chiều dài làm thay đổi hình thái tế bào gan, có thể gây hại lên chức năng gan

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-08-17
Chuyên mục
Bài viết