Chênh lệch tiền lương tại Đồng bằng sông Cửu Long dưới góc độ tiếp cận về giới tính và khu vực thành thị - nông thôn

  • Mai Quang Hợp
  • Nguyễn Thanh Liêm
  • Trần Thị Tuấn Anh
Từ khóa: Tiền lương, giới tính, thành thị - nông thôn, phân rã Oaxaca – Blinder

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm mục đích xác
định mức chênh lệch tiền lương của lao động nam và
nữ, và lao động tại thành thị và nông thôn tại các
tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, thông qua việc sử
dụng dữ liệu VHLSS năm 2014, và sử dụng phương
pháp phân rã Oaxaca – Blinder. Kết quả phân rã
chênh lệch tiền lương lao động nam – nữ cho thấy
chênh lệch không giải thích được có đóng góp quan
trọng hơn trong chênh lệch tiền lương nam – nữ,
trong đó đặc biệt là chênh lệch liên quan đến việc trả
thù lao theo bằng cấp của lao động nam cao hơn của
nữ. Trong khi đó, chênh lệch giải thích được đóng
góp nhỏ hơn, cho thấy đa số các thuộc tính lao động
nam và nữ có giá trị không quá chênh lệch. Kết quả
phân rã chênh lệch tiền lương lao động ở thành thị -
nông thôn cho thấy điều ngược lại: chênh lệch chủ
yếu do các lao động ở thành thị có học vấn cao hơn
lao động ở nông thôn, trong khi chênh lệch không
giải thích được có đóng góp nhỏ hơn. Dựa trên các
kết quả này, bài viết đã đề xuất một số kiến nghị
nhằm giảm sự chênh lệch thu nhập giữa các đối
tượng tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long: nâng
cao trình độ học vấn, chuyên môn của lực lượng lao
động tại nông thôn; có chính sách đối xử công bằng,
bình đẳng về giới trong tiếp cận việc làm, cơ hội
thăng tiến.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-07-14
Chuyên mục
Bài viết