Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ: Khoa học Tự nhiên https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN <p><strong>Tạp chí của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh</strong></p> vi-VN Fri, 25 Sep 2020 06:19:15 +0700 OJS 3.1.2.4 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 Khảo sát sự tích lũy lipid ở vi tảo Nannochloropsis oculata bằng kỹ thuật phân tích ảnh huỳnh quang https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50826 <p>Dịch treo tế bào vi tảo Nannochloropsis oculata được nuôi trong môi trường f/2 cải tiến nhằm khảo sát sự thay đổi hàm lượng lipid trong tế bào qua các giai đoạn tăng trưởng. Sự tăng trưởng của dịch treo tế bào được xác định thông qua việc đo mật độ và kích thước tế bào dưới kính hiển vi quang học. Thuốc nhuộm huỳnh quang Nile Red được sử dụng để phát hiện và ước lượng hàm lượng lipid trong tế bào vi tảo nhờ kính hiển vi huỳnh quang và phần mềm phân tích ảnh Fiji ImageJ. Mật độ tế bào tăng nhanh và mạnh trong 6 ngày đầu nuôi cấy trong khi kích thước tế bào tăng tối đa ở ngày 8 và ngày 20. Sự hiện diện của các giọt dầu trong tế bào có thể được nhìn thấy từ ngày 20 của sự nuôi cấy. Kích thước các giọt dầu tăng dần theo thời gian nuôi cấy và đạt cao nhất ở ngày thứ 60. Xử lý giảm hoàn toàn nitrogen trong môi trường nuôi cấy trong 4 ngày liên tục làm tăng mạnh sự tích lũy giọt lipid trong tế bào. Sự tích lũy lipid trong tế bào theo các giai đoạn tăng trưởng của dịch treo tế bào vi tảo và dưới ảnh hưởng của sự thiếu hụt nitrogen được thảo luận.</p> Trịnh Cẩm Tú, Trần Thanh Hương, Bùi Trang Việt Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50826 Mon, 21 Sep 2020 06:14:33 +0700 Biến động thành phần loài và mật độ phiêu sinh động vật ở khu vực ao nuôi cá lóc (Ophiocephalus maculatus Lacepede) tại xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50828 <p>Nghiên cứu thực hiện thu mẫu phiêu sinh động vật và mẫu nước tại 4 điểm trong khu vực ao nuôi cá lóc (2 điểm bên ngoài sông và 2 điểm bên trong ao nuôi cá). Kết quả ghi nhận được 76 taxa phiêu sinh động vật thuộc 28 giống, 3 ngành (Protozoa, Rotifera, Arthropoda: Cladocera, Copepoda, Ostracoda). Nhóm Rotatoria chiếm ưu thế với hơn 70% số lượng loài và hơn 45% mật độ cá thể. Quần xã phiêu sinh động vật ở các điểm ngoài sông đa dạng hơn các điểm bên trong ao cá. Ngoài ra, nghiên cứu còn ghi nhận được sự khác biệt có ý nghĩa giữa mật độ cá thể của các điểm bên trong và bên ngoài ao nuôi. Chỉ số đa dạng Shannon – Wiener cho thấy nước ở các điểm khảo sát đều ở mức hơi ô nhiễm đến ô nhiễm vừa. Nước ao nuôi cá bị ô nhiễm hữu cơ với sự chiếm ưu thế của giống Brachionus. Độ tương đồng Bray Curtis tại các điểm cho thấy có sự khác biệt khoảng 40% về cấu trúc quần xã phiêu sinh động vật giữa các điểm bên trong ao cá và trên sông. Vì vậy, nước ao nuôi cá có khả năng ảnh hưởng đến nguồn nước tự nhiên.</p> Trần Ngọc Diễm My, Dương Thị Tú Anh Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50828 Mon, 21 Sep 2020 06:28:24 +0700 Khảo sát sự hiện diện của vi sinh vật phân giải cellulose trong dạ dày còng Perisesarma eumolpe tại khu vực gãy đổ thuộc rừng ngập mặn Cần Giờ https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50829 <p>Nghiên cứu thực hiện nhằm xác định sự hiện diện vi sinh vật phân giải cellulose trong dạ dày còng Perisesarma eumolpe. Còng P. eumolpe được thu mẫu ở khu vực gãy đổ của rừng ngập mặn Cần Giờ do bão Durian năm 2006. Nghiên cứu đã phân lập được 520 mẫu vi sinh vật từ 30 mẫu dạ dày còng Perisesarma eumolpe. Vi sinh vật phân giải cellulose được phân lập trên ba loại môi trường như: cao thịt – peptone, Gause và Czapek – Dok có bổ sung CMC làm nguồn carbon duy nhất. Trong 520 mẫu vi sinh vật có 496 mẫu vi khuẩn hiếu khí, 24 mẫu xạ khuẩn và không ghi nhận thấy có nấm mốc. Số lượng mẫu vi sinh vật phân giải cellulose chiếm 46% tổng số mẫu vi sinh vật phân lập được từ dạ dày còng (240 mẫu). Nghiên cứu cũng ghi nhận được hình thái và đặc điểm khuẩn lạc của 24 chủng vi khuẩn hiếu khí và 5 chủng xạ khuẩn xuất hiện trong dạ dày còng. Mật độ vi sinh vật trung bình ở mỗi dạ dày còng từ 0,66 ×105 đến 6,6 ×105 tế bào/mL. Kết quả này cũng cho thấy nhóm vi sinh phân giải cellulose có thể góp phần quan trọng vào việc phân giải nguồn thức ăn chứa nhiều cellulose được tiêu thụ bởi còng P. eumolpe trong quá trình sống của chúng ở rừng ngập mặn.</p> Trần Ngọc Diễm My, Nguyễn Trọng Nhân Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50829 Mon, 21 Sep 2020 06:38:07 +0700 Khảo sát một số hoạt tính sinh học của loài địa tiễn Marchantia polymorpha L. thu hái tại Đà Lạt, Lâm Đồng https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50836 <p>Địa tiễn Marchantia polymorpha L. được sử dụng trong y học dân gian Ấn Độ, Trung Quốc… để điều trị viêm loét, các vết thương hở, lợi tiểu… Hiện nay, thế giới đã có những nghiên cứu về các hoạt chất và hoạt tính sinh học của loài địa tiễn này. Trong khi đó, các nghiên cứu về đài thực vật (thực vật không mạch) ở Việt Nam còn khá mới mẻ. Do đó, bài báo tập trung vào các hoạt tính sinh học và khảo sát sự hiện diện của một số nhóm hợp chất thứ cấp của các cao chiết từ loài Marchantia polymorpha L. thu hái tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Trong bốn phân đoạn (n-hexane, chloroform, ethyl acetate và ethanol) thì cao chiết chloroform có hoạt tính kháng oxy hóa, kháng khuẩn và ức chế tăng sinh dòng tế bào MCF-7 tốt nhất. Cao chiết ethyl acetate có khả năng ức chế enzyme tyrosinase và α-glucosidase tốt nhất. Các nhóm hợp chất thứ cấp hiện diện chủ yếu là phenolic, steroid và các dẫn xuất glycoside. Kết quả giúp làm rõ được một số ứng dụng trong điều trị của dân gian và những tiềm năng mới của loài địa tiễn này.</p> Trần Quốc Tân, Lương Thiện Tâm, Phan Ngô Hoang, Quách Ngô Diễm Phương Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50836 Mon, 21 Sep 2020 00:00:00 +0700 Thành phần thức ăn của cua biển Scylla paramamosain trong môi trường tự nhiên và nuôi trong ao ở rừng ngập mặn Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50837 <p>Hiện nay, mô hình nuôi cua biển Scylla paramamosain được phát triển rộng rãi ở Cần Giờ, tuy nhiên giá trị kinh tế vẫn chưa đạt hiệu quả cao do người mua vẫn ưu tiên lựa chọn loại cua bắt trong tự nhiên. Điều đó đặt ra giả thuyết có hay không sự khác nhau trong thành phần thức ăn của cua nuôi và cua bắt ngoài thiên nhiên. Vì vậy, nghiên cứu tiến hành phân tích thành phần thức ăn trong bao tử Scylla paramamosain tại rừng ngập mặn Cần Giờ. Kết quả đã thu nhận được thành phần thức ăn của Scylla paramamosain ở Cần Giờ bao gồm vỏ ốc, vỏ cua còng, mô thịt động vật, lá, cát, xương và thành phần không xác định. Thành phần thức ăn chiếm tỷ lệ cao trong bao tử cua bắt ngoài tự nhiên là mô thịt động vật, vỏ ngoài cua còng và thực vật. Trong khi đó, mảnh vụn có nguồn gốc hữu cơ, vỏ ốc, cát lại là thành phần chính của cua nuôi. Lá là loại thức ăn của Scylla paramamosain ở Cần Giờ, đây là ghi nhận mới so với những nghiên cứu trước đây. Kết quả là cơ sở bước đầu dự đoán khả năng ảnh hưởng của thành phần thức ăn lên chất lượng cua S. paramamosain ở Cần Giờ</p> Trần Ngọc Diễm My, Lê Thị Thanh Lan Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50837 Mon, 21 Sep 2020 11:44:13 +0700 Xây dựng phương pháp xác định kiểu gene rs7107217 và bước đầu xác định mối tương quan của gene này với nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ Việt Nam https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50838 <p>Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới. Việc xuất hiện các điểm đa hình ngay trên gene hoặc các vùng gần các gene nhạy cảm với ung thư vú có thể ảnh hưởng đến sự điều hòa biểu hiện của các gene này, từ đó làm tăng hoặc giảm nguy cơ ung thư vú. BARX2 được tìm thấy điều hòa biểu hiện của gene ERS1 từ đó có thể tham gia vào sự hình thành ung thư vú. Điểm đa hình rs7107217, nằm cách gene BARX2 152kb về phía hạ nguồn, có khả năng ảnh hưởng đến biểu hiện của BARX2 và đã được chứng minh có liên quan với nguy cơ ung thư vú ở các quần thể gần với người Việt Nam là Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong nghiên cứu này, rs7107217 được khảo sát tần số và bước đầu xác định mối liên quan với nguy cơ ung thư vú ở người Việt Nam. Phương pháp Real-time PCR HRM được tối ưu điều kiện và được sử dụng để khảo sát tần số kiểu gene của rs7107217 trong 117 phụ nữ ung thư vú và 105 phụ nữ khỏe mạnh. Từ đó, mối tương quan của SNP này với nguy cơ ung thư vú bước đầu được xác định bằng phân tích sự khác biệt trong tần số allele và kiểu gene giữa nhóm bệnh và nhóm đối chứng. Kết quả cho thấy phương pháp xác định kiểu gene của rs7107217 đã được xây dựng thành công với độ nhạy, độ đặc hiệu và độ ổn định cao. SNP rs7107217 có độ đa hình cao với tần số allele thiếu số C chiếm 29,9% và 35,3% lần lượt trong nhóm bệnh và đối chứng. SNP rs7107217 chưa cho thấy sự liên quan (C vs A: P = 0,23, OR (95% CI) = 0,79 (0,53 – 1,17)) với nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên với độ tin cậy của phân tích thấp (11,71%) và tiềm năng cao liên quan đến sự hình thành ung thư vú, mối liên quan của rs7107217 với nguy cơ ung thư vú ở người Việt Nam cần được tiếp tục thực hiện trên cỡ mẫu lớn hơn để đạt độ tin cậy của phân tích cao hơn.</p> Nguyễn Thị Ngọc Thanh, Mai Thị Ngọc Giàu, Nguyễn Thị Huệ Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50838 Mon, 21 Sep 2020 11:50:49 +0700 Một số đặc điểm hóa lí và động học của lớp trầm tích bề mặt trong các thảm thực vật ngập mặn ven sông Tiền, tỉnh Tiền Giang https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50839 <p>Nghiên cứu này được thực hiện để khảo sát các đặc tính hóa lý và động học theo chiều thẳng đứng của trầm tích bề mặt (0–5 cm) trong các thảm thực vật ngập mặn ven sông Tiền, tỉnh Tiền Giang. Các thảm rừng ngập mặn ven sông phân bố từ vùng mặn nhiều (tuyến S1 và S2) đến vùng mặn vừa (tuyến S3 và S4) đến vùng mặn ít (tuyến S5). Ba ô mẫu tiêu chuẩn (10x10 m) trong mỗi tuyến khảo sát được thiết lập dựa trên độ cao của nền rừng (cm + mực nước biển trung bình) và loài thực vật ưu thế. Tổng số 28 mẫu trầm tích được thu thập trong tháng 12/2016 và tháng 4/2017. Sự biến đổi theo mùa của độ pH, thế oxy hóa khử (Eh), độ dẫn điện của dịch chiết bão hòa (ECse), dung trọng, chất hữu cơ trong trầm tích (SOM) và tổng lưu huỳnh (TS) được đo đạc theo các phương pháp tiêu chuẩn. Xu hướng mùa của sự xói mòn và bồi tụ theo chiều thẳng đứng được đánh bằng phương pháp que đánh dấu. Các giá trị ECse và hàm lượng TS cao hơn trong mùa khô và trong những tuyến gần cửa sông (S1, S2 và S3) nhưng các xu hướng này không được tìm thấy đối với thông số pH, Eh và SOM. Trong hầu hết các thảm thực vật ngập mặn ven sông Tiền, độ cao thấp (0–50 cm) là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến Eh và ECse. Vào mùa mưa, những thay đổi lớn về xói mòn và bồi tụ theo chiều thẳng đứng đã xuất hiện ở các tuyến gần cửa sông.</p> Nguyễn Đức Hưng, Phạm Văn Ngọt, Nguyễn Văn Duy Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50839 Tue, 22 Sep 2020 04:11:10 +0700 Thành phần hoá học của keo ong từ loài ong không ngòi đốt Trigona minor https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50842 <p>Keo ong là một sản phẩm từ tự nhiên được tạo ra từ loài ong, nó là hỗn hợp của nhựa cây trộn với các chất tiết ra từ tuyến nước bọt của loài ong. Keo ong có thành phần hóa học và hoạt tính sinh học phụ thuộc vào vùng địa lý, nguồn thức ăn và tùy vào loài ong. Ở Việt Nam, keo ong được sử dụng trong y học cổ truyền như là phương thuốc để cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Từ cao ethanol của keo ong loài ong không ngòi đốt Trigona minor thuộc họ Ong mật (Apidae) đã phân lập được bốn hợp chất lignan. Cấu trúc các hợp chất này được xác định lần lượt là (+)- isolariciresinol (1), 5-methoxy-(+)-isolariciresinol (2) (+)-lyoniresinol (3) và 6-(4-hydroxy-3- methoxyphenyl)-3,7-dioxabicyclo-[3.3.0]octan-2-one (4) bằng các phương pháp phổ nghiệm kết hợp với so sánh tài liệu tham khảo. Trong đó, hợp chất 4 lần đầu tiên được tìm thấy từ tự nhiên và các hợp chất còn lại lần đầu tiên được phân lập từ keo ong của loài ong không ngòi đốt.</p> Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Trung Nhân Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50842 Tue, 22 Sep 2020 04:18:27 +0700 Thành phần hóa học của địa y Roccella sinensis thu hái ở tỉnh Bình Thuận https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50844 <p>Loài địa Roccella sinensis chưa được nghiên cứu hóa học. Nghiên cứu này mô tả sự cô lập và xác định cấu trúc của các hợp chất cô lập từ địa y Rocccella sinensis thu hái ở tỉnh Bình Thuận. Khảo sát hoá học trên loài địa y này đã sử dụng các phương pháp sắc ký cột silica gel pha thường và sắc ký lớ mỏng. Sáu hợp chất đã được phân lập được. Cấu trúc của các hợp chất được xác định bằng các phương pháp phổ nghiệm cũng như so sánh với các dữ liệu có trong tài liệu tham khảo. Chúng là (+)-Dmontagnetol (1), (+)-D-erythrin (2), lecanorin (3), 1- acetylerythritol (4), (E)-nostodione A (5) và 2,4- dihydroxyphthalide (6). Đây là lần đầu tiên các hợp chất 3 6 được biết hiện diện trong chi Roccella. Khảo sát thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào trên bốn dòng tế bào ung thư HeLa, HepG2, NCI-H460 and MCF–7 của ba hợp chất 1, 2 và 6 cho thấy cả ba đều không hoạt tính.</p> Dương Thúc Huy, Bùi Xuân Hào Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50844 Tue, 22 Sep 2020 04:33:22 +0700 Nghiên cứu phản ứng Paal-Knorr sử dụng chất lỏng ion từ tính (-Fe2O3@SiO2-IL-ZnxCly) làm xúc tác trong điều kiện hóa học xanh https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50845 <p>Phản ứng đóng vòng Paal-Knorr nhằm tổng hợp dẫn xuất của pyrrole từ amine bậc 1 và acetonylacetone xúc tác bởi chất lỏng ion gắn trên đế mang từ tính sử dụng phương pháp kích hoạt siêu âm trong điều kiện không dung môi được nghiên cứu trong công trình này. Các sản phẩm pyrrole tổng hợp được với hiệu suất cao và quy trình thực hiện phản ứng thân thiện với môi trường. Tất cả các sản phẩm tổng hợp thành công được xác định cấu trúc bằng các phương pháp hiện đại như phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H và 13C NMR), khối phổ phân giải cao (HR-ESI-MS) và sắc ký khí ghép khối phổ (GS-MS). Xúc tác sau khi sử dụng được thu hồi và tái sử dụng nhiều lần với hoạt tính giảm không đáng kể</p> Nguyễn Trường Hải, Trần Hoàng Phương Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50845 Tue, 22 Sep 2020 04:42:10 +0700 Thành phần hóa học của cây cành giao (Euphorbia tirucalli L.) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50846 <p>Cây Cành giao Euphorbia tirucalli chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Nghiên cứu này mô tả sự phân lập và xác định cấu trúc hóa học của một số hợp chất từ cây Cành giao sinh trưởng ở Bình Thuận. Các phương pháp sắc ký cột silica gel pha thuận và sắc ký lớp mỏng đã được sử dụng. Bảy hợp chất được cô lập và cấu trúc của chúng được xác định bằng các phương pháp phổ nghiệm cũng như so sánh với tài liệu tham khảo. Chúng là arjunolic acid (1), eriodictyol (2), quercitrin (3), afzelin (4), scopoletin (5), 3,3′,4- trimethylellagic acid (6), và gallic acid (7) được cô lập. Trong số chúng, arjunolic acid được biết là thành phần chính trong cây thuộc chi Euphorbia. Các hợp chất 2, 4, 5 lần đầu tiên được cô lập từ loài Euphorbia tirucalli.</p> Lê Thị Kim Dung, Bùi Xuân Hào, Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Phạm Nguyễn Kim Tuyến, Dương Thúc Huy Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50846 Tue, 22 Sep 2020 04:48:29 +0700 Khử màu các chất màu dệt nhuộm bằng xúc tác quang TiO2 dùng polyol làm chất cho electron https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50847 <p>Trong nghiên cứu này, hỗn hợp gồm xúc tác quang TiO2 và polyol (glyecerol hoặc ethylene glycol) đã được sử dụng để khử màu các chất dệt nhuộm 2,6-dichlorophenolindophenol (DCIP), congo đỏ (CR) và methyl cam (MO). Các polyol đóng vai trò là các chất cho electron. Kết quả cho thấy rằng với sự có mặt của polyol, tốc độ và hiệu suất khử màu của TiO2 tăng lên đáng kể so với quá trình khử màu chỉ dùng TiO2. Cơ chế khử màu bằng xúc tác quang TiO2 với sự tham gia của polyol đã được đề nghị. Xúc tác quang hấp thu năng lượng từ nguồn sáng đã tạo ra các electron (e- ) và các lỗ trống (h+ ). Với vai trò là các chất cho electron, polyol đã ngăn chặn sự kết hợp lại giữa e- và h+ . Điều này tạo điều kiện cho các e- và h+ tham gia các phản ứng khử hoặc oxy hóa tạo ra các dạng không màu của chất màu dệt nhuộm. Ảnh hưởng của lượng TiO2, thời gian chiếu xạ và nồng độ của polyol lên hiệu suất khử màu cũng được khảo sát. Quá trình khử màu tăng lên đáng kể khi tăng thời gian chiếu xạ và nồng độ polyol trong một lượng nhất định TiO2.</p> Phạm Thị Bích Vân, Hoàng Minh Hảo, Nguyễn Thị Thanh Thúy, Cao Thị Hồng Xuân Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50847 Tue, 22 Sep 2020 04:59:58 +0700 Phương pháp tính liều tuyệt đối trong mô phỏng Monte Carlo https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50848 <p>Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày phương pháp tính toán liều tuyệt đối trong mô phỏng Monte Carlo (MC) áp dụng công trình nghiên cứu của Popescu và cộng sự cho mức năng lượng photon 6 MV. Chương trình BEAMnrc được sử dụng để mô phỏng chùm photon 6 MV phát ra từ máy gia tốc tuyến tính Siemens Primus M5497 tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Sau đó chương trình DOSXYZnrc được sử dụng để tính toán phân bố liều trên ảnh cắt lớp (computed tomography - CT) của phantom đồng nhất. Các giá trị liều từ mô phỏng MC và phần mềm lập kế hoạch (TPS) được so sánh với các kết quả đo đạc bằng thực nghiệm sử dụng buồng ion hóa FC65-P. Sai khác trung bình giữa mô phỏng với các giá trị liều đo đạc và tính trên TPS tương ứng là 0,33 0,15% và 1,00 0,51%. Các kết quả cho thấy có sự phù hợp tốt giữa liều mô phỏng, đo đạc và tính toán trên phantom đồng nhất.</p> Lương Thị Oanh, Đặng Thanh Lương, Dương Thanh Tài Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50848 Tue, 22 Sep 2020 05:55:39 +0700 Phần mềm xử lý dữ liệu ra đa xuyên đất GPRTVN https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50849 <p>Thiết kế và thành lập bản đồ công trình ngầm trong đô thị được thực hiện nhiều năm nay để đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong xây dựng các công trình trong quá trình đô thị hóa. Để thực hiện điều này, phương pháp ra đa xuyên đất đã thể hiện những ưu việt khi xác định các đối tượng ngầm. Tuy nhiên, Việt Nam hầu như chưa có một chương trình xử lý nào đáp ứng được các yêu cầu xử lý và minh giải tài liệu GPR. Bài báo giới thiệu chương trình xử lý GPRTVN, là kết quả nghiên cứu của Bộ môn Vật lý Địa cầu trong nhiều năm qua. Chương trình có thể xử lý nhanh dữ liệu của các máy GPR hiện nay và cung cấp mặt cắt công trình ngầm hiện hữu, phục vụ hiệu quả cho các công ty liên quan đến xây dựng và điều tra khảo sát công trình tại Việt Nam.</p> Nguyễn Thành Vấn, Nguyễn Văn Thuận, Đặng Hoài Trung, Võ Minh Triết, Võ Nguyễn Như Liễu Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50849 Tue, 22 Sep 2020 06:06:36 +0700 Khuếch đại năng lượng sóng mặt và hạn chế ảnh hưởng bất đồng nhất ngang trong phương pháp phân tích sóng mặt đa kênh (MASW) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50850 <p>Phân tích sóng mặt đa kênh (MASW) là một trong các phương pháp địa chấn tương đối mới trong lĩnh vực địa vật lý tại Việt Nam. MASW cho phép khảo sát sự phân bố độ cứng của môi trường đất đá bên dưới mặt đất thông qua việc xác định giá trị vận tốc truyền sóng ngang VS dựa trên kết quả phân tích hình ảnh phổ sóng mặt. Chúng tôi tiến hành đo đạc 1D MASW tại lỗ khoan thuộc dự án phát triển khu dân cư tại quận 2, thành phố Hồ Chí Minh với hệ thống máy thu được giữ cố định, vị trí nổ và khoảng cách thu nổ khác nhau. Các hình ảnh phổ sóng mặt được cộng dồn để khuếch đại năng lượng sóng mặt trên hình ảnh phổ sóng, làm giảm ảnh hưởng của các bất đồng nhất theo phương ngang và các ảnh hưởng đến từ khoảng cách nổ quá gần hoặc quá xa. Các điểm dữ liệu được lựa chọn từ đường cong vận tốc pha trên hình ảnh phổ sóng mặt cho quá trình giải bài toán ngược nhằm xác định vận tốc truyền sóng ngang VS. Giá trị VS theo MASW được so sánh với thành phần thạch học trong lỗ khoan và VS theo phương pháp địa chấn khác (down-hole). Độ lệch tương đối giữa hai phương pháp nhỏ hơn 10%. Sự thay đổi của giá trị VS theo MASW hoàn toàn phù hợp với các tầng địa chất trong lỗ khoan, bao gồm, lớp đất sang lấp gần mặt (93 m/s), lớp bùn xám (68–157 m/s), lớp sét lẫn cát (250–265 m/s) và phân lớp sét bên dưới (254–400 m/s).</p> Nguyễn Nhật Kim Ngân, Đỗ Văn Lưu, Nguyễn Thành Vấn, Trần Phúc Trịnh, Võ Mạnh Khương Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50850 Tue, 22 Sep 2020 06:27:01 +0700 Nghiên cứu chế tạo chấm lượng tử graphene ứng dụng làm lớp truyền lỗ trống trong pin mặt trời hữu cơ https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50896 <p>Trong bài báo này chúng tôi đã nghiên cứu và chế tạo chấm lượng tử graphene (GQDs) bằng phương pháp Hummer cải tiến kết hợp khử NH3. Đường kính chấm lượng tử thu được khoảng 6 nm, được ứng dụng làm lớp truyền lỗ trống trong pin mặt trời hữu cơ, nhằm tăng hiệu suất lượng tử của pin mặt trời. GQDs thân thiện với môi trường, được chế tạo ở nhiệt độ thấp, có thể cô cạn thành dạng bột và hòa tan tốt trong các dung môi phân cực. Chấm lượng tử graphene với cấu trúc không chiều (0D) có công thoát phù hợp với vật liệu polymer dẫn đã làm tăng dòng đoản mạch (từ 2,41 mA/cm2 lên 4,38 mA/cm2 ) cho pin mặt trời chuyển tiếp dị thể làm tăng hiệu suất so với cấu trúc pin truyền thống.</p> Hoàng Thị Thu, Huỳnh Trần Mỹ Hòa, Phạm Hoài Phương, Nguyễn Hoàng Hưng, Lê Thụy Thanh Giang, Trần Quang Trung Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50896 Fri, 25 Sep 2020 04:32:17 +0700 Tính toán phương trình Orr-Sommerfeld cho dòng Poiseuille phẳng https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50901 <p>Sự ổn định của dòng Poiseuille phẳng phụ thuộc vào các giá trị riêng và hàm riêng mà được tạo ra bằng việc giải phương trình Orr-Sommerfeld với các tham số đầu vào, bao gồm số sóng a và số Reynold R . Trong nghiêm cứu của bài báo này, phương trình OrrSommerfeld cho dòng Poiseuille phẳng có thể được giải số bằng việc cải tiến phương pháp Chebyshev collocation sao cho có thể xấp xỉ được nghiệm của phương trình Orr-Sommerfeld bằng các đa thức nội suy chẵn và lẻ dựa trên các kết quả của mệnh đề 3.1 mà đã được chứng minh một cách chi tiết trong phần 2. Những kết quả số đạt được bằng phương pháp này tiết kiệm hơn về thời gian và lưu trữ so với phương pháp Chebyshev collocation khi cho ra trị riêng bất ổn định nhất với cùng độ chính xác.</p> Trịnh Anh Ngọc, Trần Vương Lập Đông Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50901 Fri, 25 Sep 2020 05:02:57 +0700 Bụi PM2.5 ở Thành phố Hồ Chí Minh: Phân tích hiện trạng và quy luật biến đổi theo thời gian dựa trên số liệu đo liên tục 2013-2017 https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50902 <p>Đánh giá được mức độ nguy hại của ô nhiễm bụi PM2.5 lên sức khỏe con người và môi trường sinh thái, kể từ năm 2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thêm chỉ số này vào Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh QCVN 05:2013/BTNMT. Tuy nhiên các báo cáo về hiện trạng và quy luật biến đổi theo thời gian của chỉ số này dựa trên số liệu đo liên tục trong khoảng thời gian dài ở Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) còn rất hạn chế. Vì vậy mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích hiện trạng và quy luật biến đổi theo thời gian của bụi PM2.5 ở trung tâm Tp.HCM từ năm 2013 đến 2017. Dựa trên số liệu đo liên tục ở trạm quan trắc không khí tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, kết quả của nghiên cứu này cho thấy hàm lượng bụi trung bình trong khoảng thời gian này là 28,0 ± 18,1 µg/m³. Hàm lượng bụi trung bình qua các năm ở Tp.HCM đều vượt quá Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 05:2013) và Tổ chức y tế thế giới WHO. Phân tích quy luật biến đổi theo thời gian trong ngày cho thấy hàm lượng bụi cao nhất xảy ra ngay sau giờ cao điểm buổi sáng và thấp nhất vào giữa đêm. Giữa các tháng trong năm cũng cho thấy sự biến đổi rõ rệt, hàm lượng bụi cao vào các tháng mùa khô và thấp vào các tháng mùa mưa. Kết quả này cho thấy vai trò quan trọng của các cơn mưa trong việc làm giảm ô nhiễm bụi. Cuối cùng, dựa trên phân tích đường đi của các khối khí kết thúc tại vị trí trạm quan trắc, nghiên cứu này cho thấy các khối khí từ hướng Bắc và Đông Bắc bắt nguồn từ Trung Quốc và đi qua các tỉnh có hoạt động công nghiệp mạnh như Bình Dương và Đồng Nai có hàm lượng bụi cao.</p> Dương Hữu Huy, Nguyễn Đoàn Thiện Chí, Nguyễn Lý Sỹ Phú, Tô Thị Hiền Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50902 Fri, 25 Sep 2020 05:10:13 +0700 Truy vấn video đa thể thức sử dụng Dilated Pyramidal Residual Network https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50903 <p>Các dạng mạng neuron đa lớp đã gặt hái được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong lĩnh vực phân lớp ảnh, đặc biệt là mạng PRN (Pyramidal Residual Network). Tuy nhiên, ở thời điểm viết báo cáo này, chưa có một công trình chính thức nào áp dụng mạng PRN cho tác vụ phân lớp tín hiệu chuỗi. Chúng tôi đề xuất phương pháp mở rộng kiến trúc PRN, chuyển biến thành một dạng mạng mới với tên gọi DPRN (Dilated Pyramidal Residual Network), đồng thời tiến hành lượng giá hiệu năng của nó trong lĩnh vực nhận dạng tiếng nói và nhận dạng chữ in. Đây là hai tiền tố cần thiết phục vụ cho một ứng dụng trong ngữ cảnh lớn hơn: truy vấn video đa thể thức. Thực nghiệm được tiến hành trên kho ngữ liệu thu thập từ chương trình thời sự của kênh VTV đài truyền hình Việt Nam. Kết quả cho thấy DPRN không chỉ áp dụng được cho tác vụ nhận dạng chuỗi tín hiệu theo thời gian, mà còn cho kết quả vượt trội hơn các giải pháp truyền thống.</p> La Ngọc Thùy An, Nguyễn Phước Đạt, Phạm Minh Nhựt, Vũ Hải Quân Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50903 Fri, 25 Sep 2020 05:26:22 +0700 Đánh giá tổn thương sinh kế của người dân huyện Krông Nô dưới ảnh hưởng của hạn hán bằng chỉ số tổn thương sinh kế https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50904 <p>Huyện Krông Nô được đánh giá là huyện bị ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề nhất trong các huyện của tỉnh Đắk Nông trong đợt hạn hán năm 2015–2016. Mục tiêu của nghiên cứu này là áp dụng chỉ số tổn thương sinh kế LVI được đề xuất bởi Haln và cộng sự (2009) để đánh giá mức độ tổn thương của người dân huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông dưới ảnh hưởng của hạn hán [3]. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ dễ tổn thương của huyện Krông Nô là 0,444 (chạm ngưỡng trung bình). Tuy nhiên, huyện Krông Nô thể hiện sự mất cân bằng khá cao trong các thành phần chính của chỉ số LVI, tổn thương cao nhất thể hiện trong vấn đề nguồn nước (0,774), tiếp theo là chiến lược sinh kế (0,661). Trong khi đó năm thành phần còn lại đều dưới ngưỡng 0,5, theo thứ tự tổn thương giảm dần là lương thực, hạn hán, mạng lưới xã hội, y tế và nhân khẩu hộ gia đình. Một kết quả khác được đưa ra, đó là xã Quảng Phú và Nâm N’đir là hai xã cần được quan tâm nhất trong năm xã khảo sát tại huyện Krông Nô.</p> Trần Thanh Xuân, Đào Nguyên Khôi Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50904 Fri, 25 Sep 2020 05:30:57 +0700 Hiệu quả loại bỏ ozone của KI-denuder trong lấy mẫu carbonyl Dương Hữu Huy, https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50905 <p>Trong lấy mẫu khí carbonyl bằng phương pháp ống hấp thu tẩm DNPH (2,4- dinitrophenylhydrazine), việc loại bỏ ozone là rất cần thiết vì ozone phản ứng với dẫn xuất DNPH làm mất mẫu carbonyl. Tuy nhiên, việc sử dụng ozone scrubber thương mại để loại khí O3 như hiện nay có thể bị ảnh hưởng bởi không khí có độ ẩm cao do carbonyl bị hòa tan một phần trong nước và bị giữ lại trên ozone scrubber. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá khả năng thay thế ozone scrubber bằng KI-denuder trong điều kiện khí hậu ẩm của thành phố Hồ Chí Minh. Các thông số tối ưu của KI-denuder thu được gồm: vận tốc dòng khí nhỏ hơn 1 L/phút, và chiều dài denuder lớn hơn 20 cm. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ O3 đầu vào cho thấy, tăng chiều dài denuder là cần thiết khi nồng độ O3 trong không khí cao. Kết quả so sánh giữa KI-denuder với ozone scrubber khi hai dụng cụ này được ứng dụng trong lấy mẫu carbonyl trong không khí xung quanh cho thấy, KI-denuder hoàn toàn có thể thay thế cho ozone scrubber, đặc biệt khi không khí có độ ẩm cao. KI-denuder thì hiệu quả, đơn giản, dễ dàng chuẩn bị và rẻ hơn so với ozone scrubber, do đó nó được khuyến khích sử dụng để thay thế cho ozone scrubber.</p> Trần Thị Kim Vui, Nguyễn Thanh Chương, Tô Thị Hiền Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50905 Fri, 25 Sep 2020 05:36:12 +0700 Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu tại tỉnh Vĩnh Long https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50906 <p>Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá tính dễ bị tổn thương (TDBTT) do biến đổi khí hậu (BĐKH) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020. Các yếu tố được xem xét bao gồm ngập lụt, xâm nhập mặn, hạn hán, sạt lở, giông lốc, nhiệt độ và lượng mưa. Bên cạnh phương pháp điều tra xã hội học, ma trận đánh giá rủi ro, đánh giá năng lực thích ứng…, TDBTT do BĐKH được đánh giá thông qua phương pháp chỉ số. Kết quả cho thấy trong số 8 huyện thị tại địa phương, huyện Long Hồ, Vũng Liêm, thành phố Vĩnh Long và huyện Tam Bình DBTT nhất do BĐKH. Bên cạnh đó, các lĩnh vực đáng quan tâm trong mối quan hệ với BĐKH bao gồm nông nghiệp, hạ tầng và sử dụng đất. Nghiên cứu chỉ ra các khu vực và lĩnh vực DBTT là cơ sở quan trọng cho việc hoạch định các giải pháp ứng phó với BĐKH tương thích tại địa phương.</p> Lê Ngọc Tuấn, Nguyễn Văn Bằng Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50906 Fri, 25 Sep 2020 05:40:41 +0700 Đặc trưng và khả năng hấp phụ nitrate của vật liệu Amine-SiO2 https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50907 <p>Vật liệu Amine-SiO2 trên cơ bản là silica được tổng hợp bằng phương pháp tẩm với hợp chất triamine silane để tạo các nhóm amine hoạt tính trên bề mặt chất mang SiO2 và được ứng dụng làm chất hấp phụ nitrate trong môi trường nước. Đặc trưng cơ bản của vật liệu Amine-SiO2 được xác định bằng các kỹ thuật như TGA, FTIR, BET, SEM. Khả năng hấp phụ ion nitrate và độ bền của vật liệu được so sánh với nhựa trao đổi anion thương mại (Akualite A420). Kết quả cho thấy vật liệu Amine-SiO2 có khả năng hấp phụ ion nitrate cao, gấp ~1,14 lần so với Akualite A420 tính theo hiệu quả hấp phụ. Điều này có thể là do ái lực mạnh đối với ion nitrate của các nhóm amine trên bề mặt chất mang SiO2. Ngoài ra, kết quả thực nghiệm đã chứng minh vật liệu AmineSiO2 có độ bền tốt (đạt hiệu suất ổn định sau 10 lần tái sinh).</p> Nguyễn Trung Thành, Phan Phước Toàn, Lê Ngọc Hăng, Phan Hoàng Sang, Nguyễn Thị Thu Trinh, Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Trương Khanh Nhật Thảo, Trần Lê Ba Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50907 Fri, 25 Sep 2020 05:52:51 +0700 Ứng dụng mô hình đất ngập nước nhân tạo trồng cỏ vetiver và cỏ sậy để xử lý nước rỉ rác https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50908 <p>Ô nhiễm nước rỉ rác là một trong những mối đe dọa đối với nguồn nước nói riêng, môi trường và sức khỏe con người nói chung. Do đó, việc tìm ra công nghệ xử lý nước rỉ rác hiệu quả, an toàn, và thân thiện với môi trường là điều rất cần thiết. Trong bài báo này, hệ thống đất ngập nước kiến tạo kết hợp dòng chảy đứng và dòng chảy ngang, trồng cỏ vetiver và cỏ sậy được thiết lập ở quy mô phòng thí nghiệm để đánh giá khả năng xử lý nước rỉ rác từ trạm xử lý nước rỉ rác thuộc khu xử lý chất thải tập trung. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi cho nước rỉ rác sau khi được xử lý sinh học với nồng độ COD là 575 mg/L đi qua hệ thống thì hiệu quả xử lý BOD5 đạt 96,48%, COD đạt 83,24%, nitrogen tổng đạt 91,43%, phosphate tổng đạt 77,84%, nitrogen ammonium đạt 86,47%, độ màu đạt 87,91%. Chất lượng nước thải đầu ra đạt loại A theo tiêu chuẩn QCVN 40: 2011/BTNMT. Bên cạnh đó, khi cho nước rỉ rác đã xử lý hóa lý 1 (keo tụ tạo bông) với nồng độ COD là 1255,50 mg/L đi qua hệ thống thì hiệu suất loại bỏ các chỉ tiêu như BOD5 đạt 94,86%, phosphate tổng đạt 96,67%, nitrogen tổng đạt 95,81%, nitrogen ammonium đạt 93,48% và duy trì ổn định theo thời gian. Chất lượng nước đầu ra đạt loại B theo tiêu chuẩn QCVN 40: 2011/ BTNMT. Ngoài ra, sự kết hợp của chế phẩm sinh học Bayer Pond Plus vào hệ thống đã làm tăng và duy trì được hiệu suất xử lý COD và độ màu tương ứng là 66,61% và 81,4%. Những kết quả của nghiên cứu này bước đầu cho thấy hệ thống đất ngập nước có tiềm năng ứng dụng để xử lý hiệu quả nước rỉ rác.</p> Nguyễn Ái Lê, Lê Thị Mộng Trinh Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50908 Fri, 25 Sep 2020 00:00:00 +0700 Xây dựng kịch bản mực nước biển dâng trong bối cảnh biến đổi khí hậu cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50909 <p>Nghiên cứu nhằm mục tiêu xây dựng kịch bản nước biển dâng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2100 tương ứng với các kịch bản RCP2.6, RCP4.5, RCP6.0 và RCP8.5 theo tiếp cận trong báo cáo AR5 của Ủy Ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu thông qua phần mềm SimCLIM, và số liệu mực nước thực đo tại địa phương (cập nhật đến năm 2015). Kết quả cho thấy, mực nước biển tại khu vực ven biển Tp. HCM tăng dần qua các năm cũng như các kịch bản về sự gia tăng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển. Trong giai đoạn 2025–2030, NBD tăng hầu như giống nhau giữa các kịch bản RCP, mực NBD đến 2030 khoảng 12 cm so với giai đoạn 1986–2005 trong tất cả các kịch bản. Đến năm 2050, mực NBD trung bình theo kịch bản RCP2.6, RCP4.5, RCP6.0 và RCP8.5 lần lượt là 21 cm, 21 cm, 22 cm và 25 cm. Các số liệu tương ứng vào năm 2100 là 43 cm, 52 cm, 54 cm và 72 cm. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở quan trọng cho các tính toán, đánh giá tác động và tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (BĐKH) và NBD đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tại Tp. HCM.</p> Lê Ngọc Tuấn, Ngô Nam Thịnh, Nguyễn Kỳ Phùng Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KNTN/article/view/50909 Fri, 25 Sep 2020 06:17:03 +0700