Khử màu các chất màu dệt nhuộm bằng xúc tác quang TiO2 dùng polyol làm chất cho electron

  • Phạm Thị Bích Vân
  • Hoàng Minh Hảo
  • Nguyễn Thị Thanh Thúy
  • Cao Thị Hồng Xuân
Từ khóa: Congo đỏ, 2,6-dichlorophenolindophenol, methyl cam, polyol, xúc tác quang TiO2

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, hỗn hợp gồm xúc tác quang TiO2 và polyol (glyecerol hoặc ethylene glycol) đã được sử dụng để khử màu các chất dệt nhuộm 2,6-dichlorophenolindophenol (DCIP), congo đỏ (CR) và methyl cam (MO). Các polyol đóng vai trò là các chất cho electron. Kết quả cho thấy rằng với sự có mặt của polyol, tốc độ và hiệu suất khử màu của TiO2 tăng lên đáng kể so với quá trình khử màu chỉ dùng TiO2. Cơ chế khử màu bằng xúc tác quang TiO2 với sự tham gia của polyol đã được đề nghị. Xúc tác quang hấp thu năng lượng từ nguồn sáng đã tạo ra các electron (e- ) và các lỗ trống (h+ ). Với vai trò là các chất cho electron, polyol đã ngăn chặn sự kết hợp lại giữa e- và h+ . Điều này tạo điều kiện cho các e- và h+ tham gia các phản ứng khử hoặc oxy hóa tạo ra các dạng không màu của chất màu dệt nhuộm. Ảnh hưởng của lượng TiO2, thời gian chiếu xạ và nồng độ của polyol lên hiệu suất khử màu cũng được khảo sát. Quá trình khử màu tăng lên đáng kể khi tăng thời gian chiếu xạ và nồng độ polyol trong một lượng nhất định TiO2.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-09-22
Chuyên mục
BÀI NGHIÊN CỨU