Khảo sát sự hiện diện của vi sinh vật phân giải cellulose trong dạ dày còng Perisesarma eumolpe tại khu vực gãy đổ thuộc rừng ngập mặn Cần Giờ

  • Trần Ngọc Diễm My
  • Nguyễn Trọng Nhân
Từ khóa: dạ dày, Perisesarma eumolpe, rừng ngập mặn Cần Giờ, vi sinh vật phân giải cellulose, xạ khuẩn

Tóm tắt

Nghiên cứu thực hiện nhằm xác định sự hiện diện vi sinh vật phân giải cellulose trong dạ dày còng Perisesarma eumolpe. Còng P. eumolpe được thu mẫu ở khu vực gãy đổ của rừng ngập mặn Cần Giờ do bão Durian năm 2006. Nghiên cứu đã phân lập được 520 mẫu vi sinh vật từ 30 mẫu dạ dày còng Perisesarma eumolpe. Vi sinh vật phân giải cellulose được phân lập trên ba loại môi trường như: cao thịt – peptone, Gause và Czapek – Dok có bổ sung CMC làm nguồn carbon duy nhất. Trong 520 mẫu vi sinh vật có 496 mẫu vi khuẩn hiếu khí, 24 mẫu xạ khuẩn và không ghi nhận thấy có nấm mốc. Số lượng mẫu vi sinh vật phân giải cellulose chiếm 46% tổng số mẫu vi sinh vật phân lập được từ dạ dày còng (240 mẫu). Nghiên cứu cũng ghi nhận được hình thái và đặc điểm khuẩn lạc của 24 chủng vi khuẩn hiếu khí và 5 chủng xạ khuẩn xuất hiện trong dạ dày còng. Mật độ vi sinh vật trung bình ở mỗi dạ dày còng từ 0,66 ×105 đến 6,6 ×105 tế bào/mL. Kết quả này cũng cho thấy nhóm vi sinh phân giải cellulose có thể góp phần quan trọng vào việc phân giải nguồn thức ăn chứa nhiều cellulose được tiêu thụ bởi còng P. eumolpe trong quá trình sống của chúng ở rừng ngập mặn.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-09-21
Chuyên mục
BÀI NGHIÊN CỨU