Đánh giá chất lượng môi trường sinh thái nền đáy trong các ao nuôi tôm sinh thái ở tỉnh Cà Mau bằng áp dụng phương pháp ABC (Abundance/Biomass Comparison) lên quần xã tuyến trùng

  • Trần Thành Thái
  • Nguyễn Thị Mỹ Yến
  • Ngô Xuân Quảng
  • Lê Diệu Linh
Từ khóa: Ao tôm sinh thái, chất lượng sinh thái nền đáy, chỉ thị sinh học, quần xã tuyến trùng, so sánh sinh khối/mật độ

Tóm tắt

Quần xã tuyến trùng tại 8 ao nuôi tôm sinh thái tại xã Tam Giang, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau được khảo sát trong 3 mùa (tháng 3 – mùa khô, tháng 7 – chuyển mùa và tháng 11 – mùa mưa). Kết quả cho thấy mật độ trung bình của quần xã (cá thể/10 cm2) dao động từ 221,67 ± 122,08 đến 2539,33 ± 1403,33 trong mùa khô. Chuyển mùa và mùa mửa cũng ghi nhật mật độ cao (1020,00 ± 354,30 đến 7254,67 ± 5454 và 39, 822,00 ± 1086,17 – 4608,33 ± 1302,02, tương ứng). Tổng sinh khối khô trung bình (μg/10 cm2) của quần xã tuyến trùng trong các ao tôm từ 51,11 ± 28,64 đến 450,87 ± 49.53 ở mùa khô, từ 412,93 ± 291,87 đến 1607,25 ± 507,42 ở chuyển mùa và từ 49,54 ± 39,36 đến 1874,09 ± 3033,16 trong mùa mưa. Phương pháp ABC (Abundance/Biomass Comparison) đã được áp dụng thành công trong đánh giá chất lượng môi trường sinh thái nền đáy trong 8 ao tôm sinh thái. Kết quả ghi nhận hầu hết các ao trong 3 mùa khảo sát có hệ sinh thái nền đáy đang bị xáo trộn nhẹ (stressed). Tuy nhiên, chuyển mùa có chất lượng nền đáy tốt nhất trong 3 mùa khảo sát. Mặc dù kết quả đánh giá được hiện trạng sinh thái nền đáy ở các ao tôm nhưng nguyên nhân gây ra sự xáo trộn đó do điều kiện tự nhiên tác động hay do ô nhiễm còn chưa được sáng tỏ.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-08-13
Chuyên mục
BÀI NGHIÊN CỨU