Du lịch canh nông: bản sắc văn hóa trong mô hình cà phê sạch gắn với sự phát triển du lịch bền vững của người K’Ho Cil tại thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng

  • Đỗ Thị Ngân Thanh
Từ khóa: bản sắc văn hóa, du lịch canh nông, người K'Ho Cil, du lịch bền vững

Tóm tắt

Để hướng tới sự phát triển bền vững trong nông nghiệp hay nói một cách cụ thể hơn, là các hình thức du lịch phát triển có thể đảm bảo sự cân bằng của ba yếu tố kinh tế - môi trường và xã hội, hình thức du lịch canh nông được xem như là một trong những lựa chọn tối ưu hiện nay đặc biệt là ở khu vực có lợi thế về nông nghiệp – huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Dựa vào nguồn vốn là nông trại cà phê sạch bao gồm các hoạt động nông nghiệp (quá trình trồng trọt, chăm sóc, chế biến) cộng đồng người K'Ho Cil đã phát triển mô hình du lịch canh nông bằng cách để các hoạt động nông nghiệp ấy trở thành một trong chuỗi hoạt động du lịch trải nghiệm, thưởng thức mà thông qua đó họ trình diễn cả bản sắc văn hóa tộc người của mình. Trên cơ sở sử dụng phương
pháp điền dã dân tộc học để tìm hiểu cách thức người Cil tại địa bàn thị trấn Lạc Dương xây dựng và vận hành mô hình nông trại sạch với những kỹ thuật thủ công kết hợp với hiện đại, cách tiêu thụ được nông sản mang giá trị cao và tái tạo bản sắc văn hóa khi phát triển du lịch, bài nghiên cứu hướng đến việc đề xuất mô hình du lịch bền vững dựa trên mô hình du lịch canh nông ở địa bàn nói riêng và Việt Nam nói chung.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-08-31
Chuyên mục
RESEARCH ARTICLE - SOCIAL SCIENCES