Đặc trưng trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Lâm Đồng

  • Bùi Thị Thoa
Từ khóa: tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ Mẫu, Lâm Đồng, người Việt

Tóm tắt

Từ lâu, tín ngưỡng thờ Mẫu đã trở thành đề tài thu hút nhiều nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau. Đặc biệt sau sự kiện Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, số lượng các công trình, bài viết đề cập đến những khía cạnh khác nhau của tục thờ này càng phong phú. Giữa những năm 20 của thế kỷ XX, tín ngưỡng thờ Mẫu xuất hiện trên cao nguyên Lang Biang cùng với quá trình di cư, tụ cư và hình thành cộng đồng người Việt tại vùng đất này. Trải qua gần một thế kỷ du nhập, định hình và phát triển tại vùng đất mới Nam Tây Nguyên, bên cạnh việc lưu giữ các giá trị nhận thức, giá trị nhân sinh và văn hóa nghệ thuật truyền thống của tín ngưỡng thờ Mẫu châu thổ Bắc bộ, tục thờ Mẫu của người Việt ở Lâm Đồng đã có quá trình giao thoa, định hình và phát triển với không ít khác biệt. Những đặc trưng ấy được thể hiện ở sự đa dạng trong hình thức thờ tự và sinh hoạt tín ngưỡng. Bằng một số phương pháp chủ yếu như tổng hợp, phân tích, phương pháp nghiên cứu định tính với hướng tiếp cận điền dã dân tộc học qua hai hình thức quan sát và tham dự cũng như thực hiện phỏng vấn sâu… nghiên cứu sẽ đề cập đến những đặc trưng trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Lâm Đồng trên cơ sở so sánh với tục thờ cùng tên gọi trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó, bài viết cũng chỉ ra một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hình thành các đặc trưng ấy.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-08-25
Chuyên mục
ARTICLE - ARTS & HUMANITIES