Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên đại học: biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

  • Bùi Hà Phương
Từ khóa: đánh giá, tiêu chí, giảng viên, năng lực

Tóm tắt

Trong môi trường giáo dục đại học, đội ngũ giảng viên giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với chất lượng giáo dục đại học của nhà trường. Đánh giá chất lượng giáo dục đại học được xem xét ở nhiều tiêu chuẩn khác nhau như chất lượng chương trình đào tạo, chất lượng cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự giảng dạy, nhân sự hỗ trợ người học, các biện pháp cải tiến chất lượng,... Trong đó, xây
dựng đội ngũ giảng viên đảm bảo về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu đào tạo và thực hiện mục tiêu chiến lược của mỗi trường đại học được xem là một trong những yêu cầu quan trọng. Đánh giá năng lực giảng viên được xem là một trong những yêu cầu bắt buộc để đo lường chất lượng đào tạo của các trường đại học hiện nay. Việc đánh giá năng lực giảng viên được thực hiện
dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, trong đó, năng lực về giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng được xem là ba năng lực cốt lõi của mỗi giảng viên. Bài viết trình bày sự cần thiết của việc xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên. Bên cạnh đó, bài viết phân tích một vài tiêu chí cơ bản trong đánh giá năng lực của giảng viên. Trên cơ sở đó, một số giải pháp cũng được đề xuất nhằm triển khai áp dụng các tiêu chí này trong thực tiễn đánh giá năng lực đội ngũ giảng viên tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-08-25
Chuyên mục
REVIEWS - SCIENCE SCIENCES