Tính lưu thông và sự bền bỉ của các câu chuyện văn hóa: Du lịch di sản và câu chuyện văn hóa của người bản địa và du khách tại phương Tây Mongolia

  • Tạp chí Phát triển KH&CN
  • Holly Barcus
Từ khóa: du lịch văn hóa, Ulgii, Olgii, căn cước, tự sự, di dân

Tóm tắt

Nằm trong khuôn khổ các cuộc tranh
luận hiện nay về tác động của du lịch di sản văn hóa
đối với cộng đồng dân tộc thiểu số vùng nông thôn,
bài viết này nghiên cứu trường hợp du lịch di sản
văn hóa ở Bayan Ulgii Mông Cổ, đặt những tranh
luận về địa điểm và bản sắc tộc người có liên quan
đến ngành du lịch này bên cạnh những tranh luận
về giá trị kinh tế của nó. Kết quả sơ bộ cho thấy
rằng, việc người Kazakhs ngày càng được quan tâm
như một nhóm sắc tộc văn hóa thiểu số ở Mông Cổ
và những tự sự về sức sống bền bỉ của họ đã được
quốc tế thừa nhận ngày càng nhiều, từ đó thúc đẩy
sự phát triển mạnh mẽ hơn của du lịch đến các vùng
dân cư này. Tuy nhiên, một trong những sản phẩm
đầu ra chính yếu của việc khai thác cảnh quan di
sản này chính là sự tiêu thụ các câu chuyện về bản
sắc văn hóa của những người Kazakh di cư, những
người luôn khao khát tái tạo một thứ “bản sắc văn
hóa truyền thống” cho con cái của họ. Do đó, điều
này tạo điều kiện cho việc kiến tạo một cảm thức
chung về bản sắc trong một cộng đồng đang bị phân
tán nhanh chóng. Tuy nhiên, nó cũng thách thức ý
niệm xem sản xuất và tiêu dùng như là cạnh tranh
nhau thay vì bổ trợ nhau tại các địa điểm du lịch
nông thôn mới nổi của những quốc gia đang phát
triển.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-07-13
Chuyên mục
Bài viết