Giáo dục và đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh: Các thành công, vấn đề và giải pháp phát triển

  • Nguyễn Thị Ngọc Diệp
  • Nguyễn Nam Yên
Từ khóa: Kinh tế tri thức, phát triển giáo dục, TP.HCM

Tóm tắt

Bài viết phân tích bộ dữ liệu từ các cuộc Tổng điều tra dân số giai đoạn 2012–2016 và Báo cáo nội bộ của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2006–2018, với mục tiêu đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố đối với sự phát triển giáo dục tại TP.HCM. Thực tiễn cho thấy, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) có vai trò rất lớn trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao, góp phần vào sự phát triển kinh tế của Thành phố. Tỷ trọng đóng góp của ngành GD&ĐT vào GDP của TP.HCM bình quân là 3,19% trong giai đoạn 2006–2018, xếp thứ 4/9 ngành dịch vụ (Cục Thống kê TP.HCM, 2018). Ngoài ra, ngành GD&ĐT đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có các yếu tố có tác động hạn chế đến phát triển giáo dục tại TP.HCM như: chất lượng đào tạo về kiến thức và kỹ năng chưa đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp; biến động dân số, cụ thể là dân số tăng tại các quận vùng ven gây khó khăn trong việc quy hoạch mạng lưới trường, lớp học; ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) liên quan đến giáo dục còn ở mức độ thấp mặc dù hiện nay cơ sở hạ tầng viễn thông và internet đã phát triển. Do đó, nghiên cứu này đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển GD&ĐT ở các khía cạnh quan trọng như nâng cao chất lượng GD&ĐT; quy hoạch mạng lưới trường, lớp học; tăng cường công tác quản lý, thu hút nhân tài và ứng dụng công nghệ nhằm góp phần phát triển GD&ĐT và phát triển nền kinh tế tri thức (KTTT) tại TP.HCM.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-11-09
Chuyên mục
BÀI VIẾT