Bộ ba bất khả thi và những ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động

  • Đỗ Đoan Trang
  • Đào Lê Kiều Oanh
  • Nguyễn Minh Hải
  • Nguyễn Kim Thái Ngọc
  • Võ Thị Thu Thảo
Từ khóa: Bộ ba bất khả thi, ổn định tỷ giá, độc lập tiền tệ, hội nhập tài chính, đầu tư trực tiếp nước ngoài, Covid-19.

Tóm tắt

Lý thuyết Bộ ba bất khả thi cho rằng, một quốc gia không thể đạt được cùng lúc cả ba mục tiêu: chính sách tiền tệ (CSTT) độc lập, ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính. Để có thể lượng hóa ba mục tiêu trên, các tác giả đã xem xét mối quối quan hệ giữa bộ ba bất khả thi và dòng vốn FDI trong bối cảnh nền kinh tế nhiều biến động. Dựa trên các nghiên cứu trước, nhóm tác giả sử dụng bộ ba chỉ số để đo lường mức độ gồm độc lập tiền tệ (MI), ổn định tỷ giá (ER) và hội nhập tài chính (FO). Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính OLS để kiểm định sự tồn tại của bộ ba bất khả thi ở Việt Nam trong giai đoạn 2000–2022 và sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính Newey–West để đo lường mức độ ảnh hưởng của các kết hợp chính sách trong bộ ba bất khả thi đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong bối cảnh nền kinh tế đang gánh chịu nhiều hệ lụy từ các biến cố hiếm có trong lịch sử, điển hình là Covid-19. Từ đó, nghiên cứu khẳng định sự tồn tại của bộ ba bất khả thi ở Việt Nam trong giai đoạn 2000–2022 và đưa ra những đề xuất liên quan đến việc lựa chọn các kết hợp chính sách bộ ba bất khả thi để thu hút FDI một cách hiệu quả, giúp nền kinh tế ổn định và hồi phục sau đại dịch Covid-19.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-08-24
Chuyên mục
BÀI VIẾT