Nghiên cứu ý định sử dụng thực phẩm an toàn của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai

  • Nguyễn Văn Thứ
Từ khóa: Thực phẩm an toàn, CFA, SEM, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai.

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện với bốn mục tiêu: (i) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua và sử dụng thực phẩm an toàn của người tiêu dùng (NTD); (ii) Đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến ý định lựa chọn thực phẩm an toàn của NTD; (iii) So sánh mức độ tác động của các nhân tố đến ý định mua thực phẩm an toàn của NTD tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và tỉnh Đồng Nai; và (iv) Đưa ra một số đề xuất, hàm ý quản trị. Dữ liệu được nghiên cứu qua hai giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức với tập dữ liệu bao gồm 414 quan sát được thu thập từ NTD đã sử dụng thực phẩm an toàn tại TP. HCM và tỉnh Đồng Nai trong thời gian từ ba năm trở lên. Tác giả đã sử dụng SPSS20 để kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phần mềm AMOS20 cho CFA, phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM), và phân tích đa biến. Dựa vào kết quả phân tích, có năm yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua của NTD trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn, cụ thể là tiêu chuẩn chủ quan, ý thức về sức khỏe, truyền thông, sự quan tâm đến an toàn thực phẩm (ATTP), sự tin tưởng vào nhãn hiệu; trong đó ảnh hưởng mạnh nhất là sự tin tưởng vào nhãn hiệu, thứ hai là ý thức về sức khỏe. Đồng thời, mức độ tác động của các yếu tố đến ý định mua thực phẩm an toàn giữa NTD tại tỉnh Đồng Nai và TP. HCM là khác nhau. Tại tỉnh Đồng Nai, yếu tố lo ngại về ATTP không ảnh hưởng đến ý định; còn tại TP. HCM, yếu tố niềm tin vào nhãn mác không ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn. Ngoài ra, phân tích đa nhóm cho thấy không có sự khác biệt về ý định mua thực phẩm an toàn giữa các nhóm giới tính, độ tuổi và thu nhập.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-08-10
Chuyên mục
BÀI VIẾT