Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận các mô hình kinh tế tuần hoàn của người tiêu dùng Việt Nam

  • Phạm Văn Tuấn
  • Nguyễn Hà My
  • Nguyễn Trung Kiên
  • Trần Công Tâm
  • Phạm Thị Hương Trà
  • Vũ Khánh Linh
Từ khóa: Kinh tế tuần hoàn, mô hình kinh tế tuần hoàn, thuyết hành vi có kế hoạch (TPB), mô hình xem xét kỹ lưỡng (ELM).

Tóm tắt

Bài viết kết hợp thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) và mô hình xem xét kỹ lưỡng (ELM) trong phân tích sự chấp nhận của người tiêu dùng Việt Nam đối với các mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH). Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát đối với người tiêu dùng ở khu vực Hà Nội để đại diện cho người tiêu dùng Việt Nam. Với 327 phiếu khảo sát hợp lệ và đạt tiêu chuẩn thu được, kết quả cho thấy rằng các thang đo đều mang ý nghĩa và các nhân tố độc lập đều có tác động tích cực tới biến phụ thuộc. Như vậy, ý định của người tiêu dùng có thể bị tác động bởi các nhân tố “Kiến thức”, “Sự quan tâm”, “Chất lượng lập luận”, “Nguồn tin cậy”, “Thái độ”, “Chuẩn chủ quan” và “Nhận thức kiểm soát hành vi”. Từ đó, các doanh nghiệp có thể điều chỉnh hoạt động khi nền kinh tế phát triển theo xu hướng của nền KTTH; đồng thời, đề xuất các kiến nghị đối với các cơ quan chức năng, Nhà nước.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-08-10
Chuyên mục
BÀI VIẾT