Tác động của lãnh đạo thích ứng đến sự gắn bó của nhân viên: Nghiên cứu thực nghiệm trong các tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh

  • Nguyễn Văn Thụy
  • Nguyễn Đình Thi
  • Võ Hoàng Điệp
Từ khóa: Lãnh đạo thích ứng, sự gắn bó của nhân viên, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tóm tắt

Lãnh đạo thích ứng là một phong cách lãnh đạo có vai trò quan trọng đối với nhà lãnh đạo trước sự thay đổi và biến động của môi trường. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xem xét sự ảnh hưởng của hành vi nhà lãnh đạo đến sự gắn bó (SGB) của các nhân viên với tổ chức. Dựa trên các công trình nghiên cứu trước đây, mô hình nghiên cứu đề xuất bốn biến hành vi nhà lãnh đạo thích ứng: Xác định các thách thức thích ứng, Điều chỉnh áp lực, Duy trì sự tập trung và Trao quyền có ảnh hưởng đến mức độ gắn bó của các nhân viên trong tổ chức. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phỏng vấn 219 nhân viên đang làm việc tại các tổ chức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) với bảng câu hỏi theo phương pháp khảo sát thuận tiện. Dữ liệu được đánh giá bằng phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hành vi Duy trì sự tập trung bị loại bỏ và mối quan hệ giữa ba biến hành vi Xác định các thách thức thích ứng, Điều chỉnh áp lực và Trao quyền có ảnh hưởng tích cực đến SGB của nhân viên. Kết quả nghiên cứu là cơ sở giúp các nhà lãnh đạo thích ứng đưa ra những hành vi, chiến lược và chính sách phù hợp trong việc nâng cao mức độ gắn bó của các nhân viên.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-08-10
Chuyên mục
BÀI VIẾT