Các yếu tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam

  • Bùi Đan Thanh
  • Nguyễn Ngọc Huyền
Từ khóa: Nợ xấu, ngân hàng thương mại, yếu tố đặc thù, yếu tố vĩ mô, GMM.

Tóm tắt

Dựa trên dữ liệu nghiên cứu của 27 ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTM), bài viết tìm ra các yếu tố tác động đến nợ xấu của các NHTM giai đoạn 2010–2021. Tác giả sử dụng các mô hình bình phương bé nhất dữ liệu gộp (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model - FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model - REM) và chọn ra mô hình phù hợp là FEM. Ngoài ra, phương pháp ước lượng hồi quy bằng mô hình GMM cũng được thực hiện để khắc phục các khuyết tật và hiện tượng nội sinh của mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có năm yếu tố đặc điểm ngân hàng và ba yếu tố vĩ mô tác động đến nợ xấu của các NHTM. Các yếu tố đặc điểm ngân hàng có tác động cùng chiều đến nợ xấu của ngân hàng bao gồm: tỷ lệ nợ xấu (TLNX) năm trước (NPLt-1), tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) và tốc độ tăng trưởng tín dụng (LGR). Ngược lại, các biến quy mô ngân hàng (SIZE) và suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) có tác động ngược chiều đến nợ xấu của ngân hàng. Đối với các biến yếu tố vĩ mô, nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF) và tỷ giá hối đoái có mối tương quan dương với nợ xấu, trong khi biến tỷ lệ thất nghiệp (UNL) không có tác động tới nợ xấu của các NHTM. Dựa trên kết quả này, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị cho các nhà quản trị NHTM và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để quản lý tốt TLNX, thúc đẩy ngành ngân hàng phát triển bền vững.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-07-10
Chuyên mục
BÀI VIẾT