Điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam trong bối cảnh xung đột Nga và Ukraine: Nhìn từ giá dầu thế giới thông qua mô hình DSGE và mô hình thực nghiệm VAR

  • Nguyễn Đức Trung
  • Lê Hoàng Anh
  • Triệu Kim Lanh
Từ khóa: Chính sách tiền tệ, xung đột chính trị, mô hình DSGE, mô hình VAR, giá dầu.

Tóm tắt

Ảnh hưởng của các cuộc xung đột chính trị trong quá khứ đến thị trường tài chính phụ thuộc vào hai yếu tố là mức độ tăng giá của năng lượng và mức độ phản ứng của các quốc gia. Bài viết phân tích cú sốc chính sách tiền tệ (CSTT) đến các yếu tố vĩ mô tiếp cận từ mô hình cân bằng động ngẫu nhiên tổng quát (Dynamic Stochastic General Equilibrium - DSGE) và thực nghiệm từ mô hình tự hồi quy véc tơ (VAR) nhằm phân tích cú sốc giá dầu lên điều hành CSTT của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam. Các phân tích từ mô hình lý thuyết DSGE và mô hình VAR cho thấy, có sự tác động từ các cú sốc lên phản ứng của CSTT. Theo đó, dựa trên mô hình VAR, cú sốc giá dầu có ảnh hưởng lên sự thay đổi của lạm phát và lãi suất khá chậm trong khoảng hai quý đầu và có thể kéo dài trong dài hạn. Từ mô hình DSGE có thể thấy cú sốc CSTT ảnh hưởng rõ rệt lên các biến số vĩ mô, các tác động này xảy ra trong sự cân bằng tổng thể của nền kinh tế, cụ thể: một cú sốc (độ lệch chuẩn) tăng 1% đến biến trạng thái u sẽ làm lãi suất gia tăng khoảng 0,3% từ quý 1 và kéo theo độ lệch sản lượng giảm khoảng 0,71%, làm lạm phát giảm khoảng gần 1,22%; tác động của cú sốc biến trạng thái u giảm dần và triệt tiêu sau bốn quý.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-07-10
Chuyên mục
BÀI VIẾT