Ảnh hưởng của hội nhập tài chính đến cơ chế truyền dẫn lãi suất của Việt Nam

  • Lê Phan Thị Diệu Thảo
  • Trần Hồng Hà
Từ khóa: Truyền dẫn chính sách tiền tệ, kênh lãi suất, mô hình véc tơ tự hồi quy dạng cấu trúc, SVAR

Tóm tắt

     Hội nhập tài chính (HNTC) gia tăng đặt ra vấn đề về sự gắn kết giữa lãi suất dài hạn và lãi suất ngắn hạn trong nước. Bài viết sử dụng mô hình véc tơ tự hồi quy dạng cấu trúc (Structural Vector Autoregression – SVAR) để xem xét phản ứng của lãi suất dài hạn ở Việt Nam với các nhân tố trong nước bao gồm lãi suất ngắn hạn, sản lượng, lạm phát và các nhân tố bên ngoài như lãi suất dài hạn của Mỹ và rủi ro toàn cầu trong giai đoạn 2009M1–2019M6 (tháng 1/2009 - tháng 6/2019). Kết quả cho thấy vai trò giải thích tăng dần của rủi ro toàn cầu và lãi suất dài hạn của Mỹ đối với con đường di chuyển của lãi suất dài hạn ở Việt Nam. Ngược lại, các nhân tố trong nước có mức độ ảnh hưởng giảm dần qua thời gian, cụ thể lãi suất ngắn hạn có tác động yếu trong khi lạm phát có tác động mạnh hơn nhưng phản ứng tắt rất nhanh. Sản lượng trong nước hầu như không ảnh hưởng đến lãi suất dài hạn. Điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa tài chính cần có sự xem xét nhiều mục tiêu tương ứng với từng giai đoạn, sử dụng linh hoạt các công cụ nhằm tăng hiệu quả đạt được mục tiêu cuối cùng, đồng thời đảm bảo tính bền vững của chính sách trong mối quan hệ với các mục tiêu khác.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-04-01
Chuyên mục
BÀI VIẾT