Tác động của trao quyền cho phụ nữ đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam

  • Nguyễn Ngọc Tân

Tóm tắt

Trong những năm vừa qua, các tổ chức tài chính vi mô (TCVM) tại Việt Nam đã cung ứng dịch vụ tài chính ưu đãi cho phụ nữ có thu nhập thấp, đặc biệt là phụ nữ nghèo. Việc trao quyền cho phụ nữ thông qua các hoạt động cung ứng dịch vụ tài chính này sẽ tác động đến thu nhập và rủi ro tín dụng, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi cũng như hiệu quả hoạt động của các tổ chức TCVM (D’Espallier, Guérin, & Mersland, 2013; Abdulai & Tewari, 2017; Lopatta & ctg, 2017). Tuy nhiên, việc cho vay đối với các khách hàng là phụ nữ có thực sự đem lại hiệu quả cho các tổ chức TCVM hay không là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu xác định tác động của việc trao quyền cho phụ nữ đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức TCVM Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp GMM hệ thống (SGMM) với dữ liệu 26 tổ chức TCVM Việt Nam trong giai đoạn 2013–2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc trao quyền cho phụ nữ có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức TCVM, thể hiện qua khía cạnh khả năng sinh lợi (ROA, ROE), khả năng tự bền vững trong hoạt động (OSS) và hiệu quả phân bổ (SE). Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức TCVM Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-07-03
Chuyên mục
Nghiên cứu trao đổi