Sự can thiệp nhà nước vào chính sách tài chính của các doanh nghiệp tại Việt Nam

  • Lương Thị Thảo
  • Phạm Văn Đoàn

Tóm tắt

Nghiên cứu này kiểm tra tác động từ hai hình thức can thiệp của nhà nước đối với chính sách tài chính (CSTC) của các doanh nghiệp ở Việt Nam - can thiệp trực tiếp thông qua tỷ lệ sở hữu và can thiệp gián tiếp thông qua phân chia các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ). Bằng các ước lượng của mô hình hồi quy hai giai đoạn (2SLS) và mô hình biến giả bình phương tối thiểu (LSDV) với mẫu dữ liệu của 315 doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2007-2014, kết quả nghiên cứu cho thấy, hai hình thức can thiệp này của nhà nước có tác động trái chiều đối với CSTC (đòn bẩy tài chính, kỳ hạn nợ, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt) và làm giảm hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sử dụng cách thức mới là biến số về khoảng cách địa lý, để xem xét mức độ can thiệp gián tiếp của nhà nước, nhóm tác giả kết luận, sự can thiệp gián tiếp giúp hạn chế tác động từ sự can thiệp trực tiếp. Ngoài ra, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát triển sẽ là nguồn tài trợ bổ sung cho phép giảm sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào nhà nước.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-03-22
Chuyên mục
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP