Từ góc độ ngôn ngữ tìm hiểu nhận thức về tư tưởng trung dung của người Trung Quốc

  • Anh Hồ Thị Trinh

Tóm tắt

Với vai trò là thế giới quan, phương pháp luận và chuẩn mực đạo đức của Nho giáo, tư tưởng Trung Dung được hình thành trên luận điểm cơ bản: "Bất phiến bất ỷ” mà ngày nay đã trở thành viên đá tảng trong chiến lược đào tạo con người tại Trung Quốc. Nó thẩm khấu vào nhận thức, chuyển hóa thành thói quen tư duy và bộc lộ rõ ràng ra công cụ chuyển tải tư duy: Ngôn ngữ. Cũng chính thói quen tư duy này đã tạo ra một sự xung đột mang tính bản chất giữa văn hóa Trung Quốc và văn hóa Anh, Mỹ, hai nền văn hóa có sức lan tỏa mạnh mẽ của phương Đông và phương Tây. Với phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ đồng đại kết hợp lịch đại, trong phạm vi của bài viết này, tác giả mong muốn sử dụng một số hiện tượng ngôn ngữ để phác họa ra những nét cơ bản trong biểu hiện thiên biến vạn hóa của tư tưởng Trung Dung, cũng như lưu ý những nhận thức sai lệch về tư tưởng này. Như lời đức Khổng Tử đã nói : "Tri giả quá chi, ngu giả bất cập dã”.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-07
Chuyên mục
Bài viết