Một vài suy nghĩ và nhận định về chính sách tầm nhìn quốc gia (NVP) của Liên bang Malaysia (giai đoạn 2001-2010)

  • Xuân Phạm Thị Hồng

Tóm tắt

Bước vào thế kỷ 21, dước tác động của toàn cầu hóa, Malaysia cũng như các quốc gia khác khu vực phải đối diện với những thách thức trên cả hai bình diện quốc gia và quốc tế: các quy tắc cạnh tranh đã thay đổi; ưu thế cạnh tranh của một quốc gia không còn phụ thuộc vào các yếu tố lao động, đất đai và tài nguyên mà bị tác động bởi tiềm năng sản xuất, sự tiếp nhận, sử dụng và truyền bá tri thức.
Trong bối cảnh đó, Kế hoạch triển vọng lần 3 (OPP3) hay Chính sách Tầm nhìn Quốc gia (NVP) được triển khai thực hiện. Với những lộ trình và mục tiêu đã vạch ra, Chính phủ Malaysia sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách phát triển kinh tế cần thiết cho phát triển bền vững, thúc đẩy hòa hợp trong các nhóm tộc người và hội nhập quốc gia. Phát triển kinh tế sẽ được xúc tiến cùng những nỗ lực nhằm xóa nghèo và tái cơ cấu xã hội. Chính sách phát triển kinh tế xã hội sẽ tiếp tục được tru tiên để góp phần vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Malaysia. Thông nhất quốc gia vẫn là mục tiêu quan trọng hàng đầu cho sự phát triển nhằm thiết lập một Bangsa Malaysia thống nhất, thịnh vượng và tiên bộ; sự đa dạng về tộc người, ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo cũng là một mục tiêu được quan tâm nhằm tạo ra một xã hội năng động, vị tha và hòa hợp.
Với bài tham luận "Một vài suy nghĩ và nhận định về Chính sách Tầm nhìn quốc gia (NVP) của Liên bang Malaysia, giai đoạn 2001 - 2010", người viết muốn chia sẻ thông tin với các nhà khoa học, các đồng nghiệp, góp thêm tiếng nói để các cơ quan hữu quan có thể tham khảo, chắt lọc những bài học kinh nghiệm của quốc gia láng giềng Malaysia từ đó có thể vận dụng vào tình hình thực tế ở Việt Nam trong giai đoạn hội nhập dưới sự tác động của quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng trước xu thế cạnh tranh cùng phát triển.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-07
Chuyên mục
Bài viết