Kinh lá buông: Di sản văn hóa phi vật thể của người Khmer An Giang

  • Anh Nguyễn Thị Tâm
  • Lùng Nguyễn Văn
Từ khóa: kinh lá buông, Khmer, di sản văn hóa phi vật thể, An Giang

Tóm tắt

Kinh lá buông của người Khmer là một trong những tài liệu quý, hiếm của Phật giáo Nam Tông. Nó được xem là minh chứng cho thời kỳ hình thành và phát triển của loại hình kinh điển Phật giáo. Kinh lá buông nằm trong hệ thống kinh lá phổ biến của Phật giáo Theravada vùng Đông Nam Á và Nam Á. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với các kỹ thuật nghiên cứu thực địa và nghiên cứu tư liệu. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tìm hiểu được nguồn gốc, kỹ thuật chế tác kinh lá buông của người Khmer tại tỉnh An Giang. Đồng thời, nghiên cứu còn đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển kinh lá buông của người Khmer tại An Giang. Qua đó, chúng ta có cái nhìn khái quát hơn về các giá trị chứa trong kinh lá buông và kỹ thuật chế tác đặc sắc của loại hình kinh tạng này. Đồng thời, chúng ta có thể nhìn nhận tầm quan trọng của kinh lá buông trong đời sống Phật tử Nam Tông Khmer, mà các giá trị này cần phải được bảo tồn và phát triển.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-07
Chuyên mục
Bài viết