Cơ chế quản lý xã hội người Stiêng ở Bình Phước truyền thống và hiện đại

  • Duy Đoài Nguyễn

Tóm tắt

1. Người Stiêng ở Bình Phước:

Tỉnh Bình Phước có diện tích 6.853,93 km2, dân số khoảng 750.000 người, trong đó dân tộc thiểu số có 25.678 hộ, với 133.256 nhân khẩu chiếm gần 20% dân số toàn tỉnh như Stiêng, Mnông, Khmer, Giarai, Êđê, Bana và Hrê... Cộng đồng người Stiêng có số dân đông sau người Việt, chiếm gần 9,02%.

Người Stiêng  được biết đến với 4 nhóm: Stiêng Bùlơ, Stiêng Bùdek, Stiêng Bùbiek, Stiêng Bùlek. Hiện nay chỉ có nhóm Stiêng Bùlơ và Stiêng Bù dek được biết đến nhiều hơn.

Hoạt động kinh tế của người Stiêng chủ yếu canh tác bằng nương rẫy, có thể chia ra các bước như chọn rẫy, phát dọn rẫy, đốt rẫy, trồng lúa, trồng khoai, thu hoạch.

Lễ hội nông nghiệp: Người Stiêng quan niệm cây lúa có hồn "plưng sru", như một nữ thần nên mỗi một công đoạn có một nghi lễ nhất định. Ngoài ra, người Stiêng tin rằng còn có những thế giới thần linh "yang", là biểu tượng của uy quyền, sức mạnh. 

2. Cơ chế quản lý tổ chức xã hội truyền thống:

+ Tổ chức theo quan hệ gia đình "yau" và "nak" được thể hiện qua hai loại hình cơ bản, đó là gia đình chế độ phụ hệ (ở Bùlơ) và mẫu hệ (ở Bùdek). Chủ nhà "Tom yau" là người đại diện để thực hiện những công việc chung cho "yau", đứng ra giao tiếp với bên ngoài hay cúng tế thần linh, còn quản lý "yau" là thuộc vị trí của các "nak" mang tính độc lập khá rõ. 

+ Tổ chức theo quan hệ dòng họ, thân tộc (gắp mpol) được chia thành "mput" và "mpang" ("pút" là dòng họ tính từ ông bà, cha mẹ, con cháu, còn "pang" là bà con tính theo hàng ngang cùng thế hệ như anh em, chị em), ngoài ra còn tính theo quan hệ hôn nhân như "pút sai", "pang sai" trong cộng đồng Stiêng có ý nghĩa là họ hàng phía bên vợ. 

+ Tổ chức theo quan hệ làng (Poh): Làng tiếng Stiêng là "poh", là đơn vị xã hội cao nhất của cộng đồng người Stiêng, mọi hoạt động của "poh" đều vận hành theo luật tục.

+ Cơ chế quản lý xã hội truyền thống dựa theo luật tục vì:

- Luật tục Stiêng nhằm thiết lập một trật tự và ổn định cộng đồng.

- Luật tục Stiêng nhằm duy trì  sự cố kết cộng đồng Stiêng.

- Luật tục Stiêng là cơ sở vận hành của xã hội truyền thống.

- Luật tục Stiêng là cơ sở bảo tồn văn hóa truyền thống.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-12-19
Chuyên mục
Bài viết