Thực trạng sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy, ngành tiếng anh của các trường đại học tại TP.HCM

  • Thị Thanh Thu Lê
  • Thúy Nga Nguyễn
  • Tri Quỳnh Nga Nguyễn

Tóm tắt

Nghiên cứu này mong muốn đánh giá một cách hệ thống tình hình sinh viên tốt nghiệp (SVTN) hệ chính quy khóa 2004-2008, ngành Tiếng Anh, chuyên ngành Giảng dạy Tiếng Anh (PPGD), Biên-Phiên dịch (BPD) và Tiếng Anh thương mại (TATM) của các trường đại học tại TPHCM để có được nhận định tổng quát về thực trạng đầu ra của các chương trình đào tạo ngành Tiếng Anh.
Trên cơ sở phân tích mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo (CTĐT) cử nhân Tiếng Anh và hệ thống các chỉ báo liên quan đến SVTN, nghiên cứu tổng hợp được 11 chỉ báo liên quan đến SVTN sử dụng trong nghiên cứu này. Nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Thu thập dữ liệu thông qua phiếu khảo sát 138 SVTN từ 8 trường đại học tại TPHCM và 10 nhà tuyển dụng (NTD) cũng như phỏng vấn 10 NTD đó và kết hợp phân tích số liệu thống kê liên quan đến sinh viên tốt nghiệp từ Phòng Quản lý đào tạo của các trường.
Kết quả cho thấy SVTN ngành Tiếng Anh có cơ hội việc làm sáng sủa (tỷ lệ thất nghiệp 5,1% và 76,1% làm công việc khá hay hoàn toàn phù̀ hợp), đa dạng và không bị bó hẹp bởi chuyên ngành họ theo học và có nhu cầu học tập thêm một ngành nghề khác lớn hơn. Họ có mức thu nhập khá cao. Họ hài lòng vừa phải về chương trình học vì họ cho rằng CTĐT trang bị cho họ kiến thức chuyên môn cơ bản ở mức độ khá nhưng kiến thức chuyên ngành chỉ phù̀ hợp cho công việc giảng dạy, kiến thức cho những chuyên ngành khác chưa đáp ứng yêu cầu công việc. NTD đánh giá tương đối tốt kiến thức chuyên môn cơ bản và chuyên ngành, họ hài lòng vì SVTN đáp ứng yêu cầu trong công việc và phần lớn họ làm việc được ngay nếu họ chọn công việc giảng dạy. Nếu làm việc tại cơ quan và doanh nghiệp, SVTN ngành Tiếng Anh chỉ cần bổ sung thêm kiến thức và kỹ năng đặc thù̀ nơi làm việc. Họ có ý thức đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công dân, khả năng tự học, thích ứng tốt và được NTD đánh giá cao khả năng tư duy và giải quyết vấn đề trong công việc. Điều này phần nào giúp SVTN có thể làm việc được và hỗ trợ cho khiếm khuyết kiến thức về nghề nghiệp lúc ban đầu của họ. Nhìn chung chất lượng SVTN được cả NTD và chính họ đánh giá khá.
Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề nghị các CTĐT cần bổ sung kiến thức chuyên ngành, chú trọng phát triển kỹ năng ngôn ngữ, chú trọng phát triển kỹ năng mềm, chú ý đào tạo các tiềm năng để học tập và chú ý phát triển sự chuyên biệt trong CTĐT của từng trường.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-12-13
Chuyên mục
Bài viết