Truyền dẫn tỷ giá hối đoái tới lạm phát tại Việt Nam

  • Võ Hồng Đức
  • Nguyễn Trần Ngọc Thiện
  • Hồ Minh Chí
  • Võ Thế Anh
Từ khóa: lạm phát; mô hình SVAR; truyền dẫn tỷ giá; Việt Nam

Tóm tắt

Nhiều nghiên cứu tại Việt Nam ước tính truyền dẫn tỷ giá hối đoái (ERPT) đến lạm phát, nhưng giai đoạn khảo sát bao gồm khung thời gian trước khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế giới và sự xảy ra của khủng hoảng tài chính năm 2008. Ngược lại, nghiên cứu này tiếp cận chủ đề bằng cách sử dụng khung thời gian gần đây từ 2008 đến 2019. Thứ nhất, dựa trên mô hình cấu trúc tự hồi quy, kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng ERPT đến lạm phát là không hoàn toàn, và có mức độ thấp hơn so với các nghiên cứu hiện hữu. Nếu tỷ giá hối đoái đa phương danh nghĩa thay đổi 1% thì lạm phát thay đổi lên đến 0.34% sau 12 tháng, và sự thay đổi 0.22% được ghi nhận khi áp dụng tỷ giá hối đoái đa phương thực. Thứ hai, lạm phát được phát hiện phản ứng tích cực với cú sốc giá dầu, khoảng trống sản lượng và tỷ giá hối đoái, mặc dù phản ứng của nó đối với cung tiền và lãi suất không đáng kể về mặt thống kê. Hàm ý chính sách cho Việt Nam được thảo luận từ kết quả thực nghiệm.

Tác giả

Võ Hồng Đức

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Trần Ngọc Thiện

Trường Đại học Kinh tế-Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Hồ Minh Chí

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

Võ Thế Anh

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-05-22
Chuyên mục
Bài viết