Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đeo khẩu trang của người dân tại nơi công cộng để phòng chống dịch Covid-19 - Nghiên cứu thực nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh

  • Trần Phạm Khánh Toàn
Từ khóa: Covid-19; đeo khẩu trang; lý thuyết hành động hợp lý; Thành phố Hồ Chí Minh; ý định

Tóm tắt

Đại dịch Covid-19 đang lây lan mạnh, diễn biến phức tạp và tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu. Trong các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thì việc đeo khẩu trang là đơn giản và hiệu quả. Nghiên cứu này dựa trên lý thuyết về hành vi có hoạch định (TPB) để đánh giá những yếu tố tác động đến ý định đeo khẩu trang của người dân tại khu vực công cộng. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 452 người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh được phân tích bằng phần mềm SPSS nhằm kiểm định các giả thuyết đặt ra. Kết quả phân tích cho thấy cả 06 yếu tố, gồm: Thái độ, Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi, Kiến thức về dịch bệnh Covid-19, Công tác tuyên truyền và Các quy định của pháp luật đều tác động cùng chiều đến Ý định đeo khẩu trang của người dân, trong đó yếu tố Thái độ tác động mạnh nhất. Đồng thời, nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý nhằm nâng cao ý định đeo khẩu trang của người dân, góp phần thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố.

Tác giả

Trần Phạm Khánh Toàn

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-11-26
Chuyên mục
Bài viết