Lựa chọn các kỹ thuật trồng nấm rơm của các nông hộ trồng nấm rơm ở Đồng bằng sông Cửu Long

  • Phạm Thị Gấm Nhung
  • Võ Thanh Danh
Từ khóa: các kỹ thuật trồng nấm rơm; đồng bằng sông Cửu Long; nấm rơm; phân tích biên

Tóm tắt

Bài viết phân tích việc lựa chọn các kỹ thuật trồng nấm rơm đạt hiệu quả kinh tế cao cho các nông hộ trồng nấm rơm ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở phỏng vấn trực tiếp 115 nông hộ trồng nấm rơm tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp và quận Bình Thủy, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích biên để hỗ trợ các nông hộ trồng nấm rơm đưa ra quyết định lựa chọn kỹ thuật trồng nấm tối ưu. Các kỹ thuật trồng nấm rơm được phân tích bao gồm: sử dụng rơm, sử dụng meo, và sử dụng phân bón. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng để có được hiệu quả kinh tế cao trong trồng nấm rơm, các lựa chọn kỹ thuật ưu tiên nên áp dụng lần lượt là sử dụng rơm trong khoảng từ 20.0 đến 25.0kg/m2 (tương ứng 0.8-1.2 cuộn rơm/m2), sử dụng meo trong khoảng từ 1.1 bịch đến 2 bịch/m2 và sử dụng phân bón trong khoảng từ 0.05 đến 0.19kg/100m2.

Tác giả

Phạm Thị Gấm Nhung

Trường Đại học Cần Thơ

Võ Thanh Danh

Trường Đại học Cần Thơ

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-03-18
Chuyên mục
Bài viết