Tạp chí khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - Kỹ thuật và Công nghệ https://www.vjol.info.vn/index.php/DHM-KTCN <p><strong>Tạp chí của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh</strong></p> vi-VN Wed, 25 Oct 2023 04:52:51 +0700 OJS 3.1.2.4 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 Chỉnh trang đô thị: Cải tạo hệ thống cống thoát nước TP.HCM https://www.vjol.info.vn/index.php/DHM-KTCN/article/view/85226 <p>Mục tiêu của bài là đánh giá hệ thống thoát nước khu vực Trung tâm và vùng ven. Từ đó đưa ra một số giải pháp đề xuất sửa chữa hạ tầng thoát nước, cấp bách giải quyết ngập cho khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả là đối với khu vực Trung tâm Thành phố có hạ tầng thoát nước được đầu tư xây dựng từ thời Pháp thuộc đã bị xuống cấp. Chính quyền thành phố đã dùng công nghệ lót ống nhựa, gia cố các vị trí sụt cục bộ (không đào hở) cho trường hợp cống vòm vẫn đảm bảo lưu vực thoát nước, trường hợp cống đã xuống cấp và có nguy cơ lún sụt lớn sẽ tiến hành đào hở và thay thế cống thoát nước mới; đối với khu vực vùng ven có hạ tầng thoát nước chưa được xây dựng hoàn chỉnh hoặc chưa có hệ thống thoát nước sẽ tiến hành nghiên cứu và đầu tư xây dựng cống thoát nước mới (đào hở) đảm bảo kết nối đồng bộ và thoát nước hiệu quả.</p> Nguyễn Bảo Thành, Phan Mộng Hoài Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHM-KTCN/article/view/85226 Wed, 25 Oct 2023 04:42:04 +0700 Phân lập và sàng lọc vi khuẩn có khả năng oxy hóa khí methane gây hiệu ứng nhà kính https://www.vjol.info.vn/index.php/DHM-KTCN/article/view/85224 <p>Trong các năm gần đây, nồng độ khí methane tăng lên đột biến do các hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong đó chăn nuôi có nguồn phát thải khí methane đáng kể, một trong những tác nhân chính gây ra sự phá hủy tầng ozone. Ở nghiên cứu này đã phân lập và sàng lọc được một số chủng vi khuẩn có khả năng oxy hóa methane (Methane Oxidizing Bacteria - MOB). Từ 56 mẫu bao gồm: đất bùn, mẫu đất trồng lúa, mẫu nước thải biogas, mẫu dạ cỏ và mẫu nước sông, chúng tôi đã phân lập được 370 chủng vi khuẩn có khả năng oxy hóa khí CH<sub>4</sub> trên môi trường dAMS với CH<sub>4</sub> là nguồn carbon duy nhất. Qua kết quả định lượng của 18/370 chủng vi khuẩn có khả năng làm giảm CH<sub>4</sub>, trong đó có hai chủng TB18 và DC11 được phân lập từ đất trồng lúa và dạ cỏ có khả năng oxy hóa methane cao nhất (32.6 ± 0.25%, 30.2 ± 0.14%). Kết quả của nghiên cứu này là tiền đề cho việc ứng dụng vi khuẩn MOB vào sản xuất chế phẩm vi sinh giảm phát thải khí CH<sub>4</sub> trong quá trình canh tác lúa hay trong chăn nuôi gia súc ở Việt Nam.</p> Nguyễn Văn Minh, Dương Nhật Linh, Đinh Thị Mai Anh, Nguyễn Hoài Linh, Trần Kiến Đức Bản quyền (c) 2023 Tạp chí khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - Kỹ thuật và Công nghệ https://www.vjol.info.vn/index.php/DHM-KTCN/article/view/85224 Wed, 25 Oct 2023 04:43:10 +0700 Nghiên cứu tiềm năng của một số chiết xuất thực vật trong phòng trị vi khuẩn đa kháng kháng sinh gây bệnh trên cá rô đồng (Anabas testudineus) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHM-KTCN/article/view/85219 <p>Giới thiệu: Thức ăn chăn nuôi thương mại hiện tại mới chỉ đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cần thiết mà chưa có khả năng hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cá. Bên cạnh đó việc sử dụng kháng sinh không đúng liều lượng ảnh hưởng xấu tới môi trường cũng như sức khỏe con người. Giải pháp an toàn hướng tới là sử dụng nguồn dược liệu phong phú sẵn có tại Việt Nam phối trộn vào thức ăn chăn nuôi cá nhằm cải tiến chất lượng và nhắm tới mục tiêu an toàn.</p> <p>Vật liệu và phương pháp: Chiết xuất EtOH lá cây Điều (<em>Anacardium occidentale</em> L) TD1, Ngũ trảo (<em>Vitex negundo</em>) TD2, Bình linh xoan (<em>Vitex rotundifolia</em>) TD3, Ráng (<em>Acrostichum aureu</em><em>m</em> L) TD4, và Vằng Sẻ (<em>Jasminum subtriplinerve </em>blume) TD5 thu thập tại tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam dựa trên đánh giá kháng khuẩn <em>in vitro</em> bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch và MIC, đánh giá<em> in vivo</em> thử nghiệm độc lực bằng gây nhiễm nhân tạo vi khuẩn <em>Kosakonia sacchari</em> trên mô hình cá Rô đồng <em>Anabas testudineus</em> thử nghiệm và khảo sát hoạt tính của chiết xuất thực vật khi phối trộn vào thức ăn.</p> <p>Kết quả: Hiệu quả kháng khuẩn <em>in vitro</em> cho thấy chiết xuất EtOH lá Điều TD1 kháng khuẩn tốt nhất ở nồng độ 12.5 µg/ml. Thử nghiệm đánh giá mức độ độc lực của vi khuẩn <em>K. sacchari </em>gây chết 87.6% cá sau 24 giờ tiêm ở mức 10<sup>5 </sup>CFU/ml, ngưỡng gây chết tối thiểu LD<sub>50</sub> đạt giá trị 3.16 × 10<sup>4 </sup>CFU/ml. Trong đánh giá hoạt tính tiềm năng của chiết xuất thực vật TD1 khi phối trộn vào thức ăn có tác dụng bảo vệ cá khỏi tác nhân gây chết nhân tạo là khuẩn <em>K. sacchari </em>(tỉ lệ sống đạt 93%), và còn hỗ trợ làm tăng mức tăng trọng của cá lên tới 22.8g.</p> <p>Kết luận: Chiết xuất EtOH lá Điều <em>A. occidentale</em> TD1 kháng khuẩn cao nhất và có khả năng bảo vệ cá khỏi vi khuẩn <em>K. sacchari</em> đa kháng với kháng sinh gây bệnh trên đối tượng cá Rô đồng <em>A. testudineus</em>. Một số nhận định ban đầu về giá trị dược liệu của một số loại cây sẵn có tại Việt Nam dần thay thế kháng sinh, nhắm tới mục tiêu an toàn trong nuôi trồng, sản xuất thực phẩm và người tiêu dùng. Từ đó, đề tải mở rộng triển khai vào quy mô pilot hoặc thử nghiệm trên ao nuôi lớn hơn, hướng tới sản xuất thương mại.</p> Trần Kiên Cường, Phạm Thị Hải Hà, Nguyễn Thành Luân Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHM-KTCN/article/view/85219 Wed, 25 Oct 2023 04:44:07 +0700 Xác định loài ngài sáp có trong tổ ong mật ở Long An, Bình Dương và Đắk Lắk https://www.vjol.info.vn/index.php/DHM-KTCN/article/view/85218 <p>Ấu trùng ngài sáp gây hại trên tổ ong mật ảnh hưởng đến năng suất cho nghề nuôi ong là một mối nguy đang được quan tâm trên thế giới. Tuy nhiên, việc xác định rõ loài côn trùng gây hại này còn chưa được quan tâm nhiều do nghề nuôi ong chỉ mới phát triển gần đây ở Việt Nam. Nghiên cứu này đã định danh chính xác loài ngài sáp gây hại tại 03 tỉnh Long An, Bình Dương và Đắk Lắk thông qua các đặc điểm hình thái và định danh phân tử. Các mẫu ấu trùng thu thập tại 03 tỉnh đều có kích thước trung bình là 15 - 20mm x 3 - 5mm với phần đầu không có đặc điểm đặc trưng của loài <em>Galleria mellonella</em>, thân có màu trắng sữa hoặc vàng nhạt. Kích thước trung bình của thành trùng đực là 6 - 10mm x 1 - 2mm, của thành trùng cái là 7 - 12mm x 2 - 3mm, kích thước trung bình của 02 cặp cánh đạt 5 - 7mm x 2 - 3mm. Kết quả định danh phân tử dựa vào gen <em>COI</em> cho thấy các mẫu thu thập này phân bổ ở 03 tỉnh khảo sát thuộc loài <em>Achroia grisella</em> (Lepidoptera: Pyralidae) và có cùng nguồn gốc với loài phân bổ ở Trung Quốc. Nghiên cứu đã cung cấp thêm nhiều thông tin về loài ngài sáp gây hại tổ ong phân bố tại 03 tỉnh Long An, Bình Dương và Đắk Lắk dựa vào sự kết hợp giữa đặc điểm hình thái và định danh phân tử.</p> Trần Lê Ngọc Ngân, Lý Khánh Nguyên, Nguyễn Mai Nghiệp, Nguyễn Ngọc Bảo Châu, Nguyễn Bảo Quốc Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHM-KTCN/article/view/85218 Wed, 25 Oct 2023 04:45:00 +0700 Thành phần loài cây thuốc chữa bệnh đường hô hấp theo kinh nghiệm của cộng đồng dân tộc Thái ở Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La, tỉnh Sơn La https://www.vjol.info.vn/index.php/DHM-KTCN/article/view/85216 <p>Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thành phần loài và giá trị sử dụng cây thuốc chữa bệnh đường hô hấp theo kinh nghiệm của dân tộc Thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La, tỉnh Sơn La. Kết quả cho thấy có 105 loài cây thuốc thuộc 92 chi và 47 họ của 02 ngành thực vật bậc cao có mạch là Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và Ngọc Lan (Magnoliophyta). Trong đó, 15 cây thuốc được người Thái sử dụng nhiều nhất có tia UV ≥ 0.58; 04 loài (3.81%) cần ưu tiên bảo tồn theo Sách Đỏ Việt Nam 2007; Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam của Nguyen (2019) và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP. Dạng sống của cây thuốc chữa bệnh đường hô hấp được xây dựng như sau SB = 58.1Ph + 14.29Hm + 9.52Th + 9.52Cr + 8.57. Ghi nhận 10 bộ phận sử dụng và 07 nhóm bệnh điều trị bằng cây thuốc chữa bệnh đường hô hấp của người Thái.</p> Vũ Thị Liên, Li Phô Xa Na Xay, Quàng Văn Tuấn, Lò Văn Sung Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHM-KTCN/article/view/85216 Wed, 25 Oct 2023 04:45:45 +0700 Khảo sát ảnh hưởng của Cu2+ trong việc giữ màu xanh của nectar chùm ngây https://www.vjol.info.vn/index.php/DHM-KTCN/article/view/85214 <p>Khi nghiên cứu sản xuất nước uống dinh dưỡng từ lá chùm ngây, việc thu dịch ban đầu là một giai đoạn quan trọng, vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giữ được giá trị cảm quan cho sản phẩm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng ion kim loại đồng (Cu<sup>2+</sup>) trong các khảo sát khác nhau từ chần đến ngâm, kết hợp với điều chỉnh pH nhằm giữ màu xanh đặc trưng của chlorophyll cho sản phẩm nectar chùm ngây. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc chần lá chùm ngây trong dung dịch NaOH 0.056% trong thời gian 2 phút ở 100<sup>o</sup>C rồi ngâm 105 phút trong dung dịch Cu<sup>2+</sup> 27ppm sẽ cho sản phẩm có màu xanh lá cây sáng, bền màu khi gia nhiệt và khi bảo quản qua thời gian.</p> Như Xuân Thiện Chân Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHM-KTCN/article/view/85214 Wed, 25 Oct 2023 04:46:42 +0700 Khả năng chống oxy hóa và kháng viêm của chiết xuất cồn và nước từ thân cành cù đèn (Croton oblongifolius Roxb.) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHM-KTCN/article/view/85209 <p>Giới thiệu: Cù đèn (<em>Croton oblongifolius</em> Roxb.) thuộc họ Euphorbiaceae, là cây dược liệu phân bố ở nhiều nước trong vùng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Cù đèn được tìm thấy nhiều trong các bài thuốc dân tộc để hỗ trợ, chữa trị các bệnh viêm nhiễm khác nhau.</p> <p>Vật liệu và phương pháp: Thân cành Cù đèn được chiết xuất bằng các phương pháp hồi lưu với các dung môi khác nhau. Khả năng bắt gốc tự do DPPH được thực hiện để khảo sát hoạt tính chống oxy hóa. Ngoài ra, các thí nghiệm khảo sát khả năng kháng viêm được thực hiện qua mô hình động vật <em>in vivo</em> bằng phương pháp độc tính cấp tính đường uống và cảm ứng carrageenan.</p> <p>Kết quả: Dịch chiết cồn Cù đèn thể hiện hoạt tính chống oxy hóa khả quan với IC<sub>50</sub> đạt được là 189.25 µg/ml. Kết quả độc tính cấp tính cho thấy D<sub>max</sub> của chiết xuất ACO và ECO lần lượt là 21 và 23.93 g/kg trọng lượng chuột và không có triệu chứng bất thường nào xảy ra ở động vật. Ngoài ra, dịch chiết cồn (0.24 g/kg) thể hiện khả năng kháng viêm mạnh khi so sánh cùng thuốc đối chiếu Celecoxib (25 mg/kg).</p> <p>Kết luận: Những kết quả thu được đóng góp cho nền tảng nghiên cứu trong tương lai về các đặc tính kháng viêm, cũng như việc xác định cơ chế điều trị bệnh.</p> Từ Khởi Thành, Ngô Hoàng Long, Phạm Thị Hải Hà, Châu Thị Nhã Trúc Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHM-KTCN/article/view/85209 Wed, 25 Oct 2023 04:47:23 +0700 Nghiên cứu các hợp chất từ Eclipta prostrata có tiềm năng ức chế enzyme RNA-dependent RNA polymerase (RdRp) của virus Sars-CoV-2 bằng phương pháp Docking phân tử https://www.vjol.info.vn/index.php/DHM-KTCN/article/view/85208 <p><span class="fontstyle0">Covid-19 đã và đang diễn ra do Sars-CoV-2 đã tạo ra đại<br>dịch toàn cầu và vẫn chưa đến hồi kết thúc. Nghiên cứu này sử<br>dụng phương pháp docking phân tử để sàng lọc các hợp chất từ<br></span><span class="fontstyle2">Eclipta prostrata </span><span class="fontstyle0">có tiềm năng bất hoạt enzyme RNA-dependent<br>RNA polymerase (RdRp) của virus Sars-CoV-2, một enzyme quan<br>trọng trong việc sao chép của virus. Nghiên cứu này đã đánh giá<br>một thư viện bao gồm 55 hợp chất tự nhiên từ </span><span class="fontstyle2">E. prostrata </span><span class="fontstyle0">chống<br>lại protein RdRp. Trong đó, năm hợp chất tiềm năng có thể kết hợp<br>với RdRp chủ yếu bằng các tương tác hydro giữa các hợp chất và<br>các nhóm amino acid nằm ở vùng trung tâm hoạt động của RdRp<br>bao gồm: echinocystis acid (T21), eclalbasaponin I (T22),<br>ecliptasaponin A (T23), oleanolic acid (T41) và ursolic acid (T52).<br>Sự tương tác này có tiềm năng bất hoạt enzyme RdRp, cản trở sự<br>nhân bản của virus. Nghiên cứu này có tiềm năng mở ra cơ hội cho<br>phát triển các thuốc chống Covid-19 từ các hợp chất tự nhiên.</span> </p> Hồ Thiên Hoàng, Nguyễn Thị Uyên Thanh, Quan Quốc Đăng, Bùi Đình Thạch Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHM-KTCN/article/view/85208 Wed, 25 Oct 2023 04:48:19 +0700 Đánh giá khả năng nhận diện cấu trúc DNA G-Quadruplex song song của phân tử RHAU140-CFP bằng thiết bị đo huỳnh quang https://www.vjol.info.vn/index.php/DHM-KTCN/article/view/85172 <p>Xác định sự hình thành cấu trúc G-quadruplex trong DNA là cần thiết để thiết kế các phân tử nhỏ (thuốc) nhắm mục tiêu G-quadruplex. Nghiên cứu trước đây, chúng tôi đã sử dụng protein huỳnh quang RHAU53-CFP có khả năng nhận diện cấu trúc G-quadruplex song song thông qua tín hiệu huỳnh quang. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá khả năng nhận diện đặc hiệu cấu trúc DNA G-quadruplex song song của RHAU140-CFP bằng thiết bị đo huỳnh quang. Kết quả cho thấy, phân tử protein huỳnh quang có khả năng nhận diện cấu trúc G-quadruplex song song. Ngoài ra, tín hiệu huỳnh quang cho thấy độ nhạy của protein RHAU140-CFP cao gấp 03 lần so với tín hiệu quỳnh quang của RHAU53-CFP trong việc xác định sự hình thành cấu trúc G-quadruplex song song. Độ nhạy phân tử protein huỳnh quang sẽ cung cấp một công cụ tiềm năng để phát hiện G-quadruplex song song cả <em>in vitro</em> và <em>in vivo</em>.</p> Trương Thị Tinh Tươm, Nguyễn Viết Chánh, Phan Thị Phượng Trang, Đặng Thanh Dũng Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHM-KTCN/article/view/85172 Wed, 25 Oct 2023 04:49:13 +0700