Phân lập và sàng lọc vi khuẩn có khả năng oxy hóa khí methane gây hiệu ứng nhà kính

  • Nguyễn Văn Minh
  • Dương Nhật Linh
  • Đinh Thị Mai Anh
  • Nguyễn Hoài Linh
  • Trần Kiến Đức
Từ khóa: enzyme methane monooxygenase; giảm hiệu ứng nhà kính; Methanotrophs; phân lập; vi khuẩn oxy hóa methane

Tóm tắt

Trong các năm gần đây, nồng độ khí methane tăng lên đột biến do các hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong đó chăn nuôi có nguồn phát thải khí methane đáng kể, một trong những tác nhân chính gây ra sự phá hủy tầng ozone. Ở nghiên cứu này đã phân lập và sàng lọc được một số chủng vi khuẩn có khả năng oxy hóa methane (Methane Oxidizing Bacteria - MOB). Từ 56 mẫu bao gồm: đất bùn, mẫu đất trồng lúa, mẫu nước thải biogas, mẫu dạ cỏ và mẫu nước sông, chúng tôi đã phân lập được 370 chủng vi khuẩn có khả năng oxy hóa khí CH4 trên môi trường dAMS với CH4 là nguồn carbon duy nhất. Qua kết quả định lượng của 18/370 chủng vi khuẩn có khả năng làm giảm CH4, trong đó có hai chủng TB18 và DC11 được phân lập từ đất trồng lúa và dạ cỏ có khả năng oxy hóa methane cao nhất (32.6 ± 0.25%, 30.2 ± 0.14%). Kết quả của nghiên cứu này là tiền đề cho việc ứng dụng vi khuẩn MOB vào sản xuất chế phẩm vi sinh giảm phát thải khí CH4 trong quá trình canh tác lúa hay trong chăn nuôi gia súc ở Việt Nam.

Tác giả

Nguyễn Văn Minh

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Dương Nhật Linh

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Đinh Thị Mai Anh

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nguyễn Hoài Linh

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Trần Kiến Đức

Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-10-25
Chuyên mục
Bài viết