Nghiên cứu tiềm năng của một số chiết xuất thực vật trong phòng trị vi khuẩn đa kháng kháng sinh gây bệnh trên cá rô đồng (Anabas testudineus)
Tóm tắt
Giới thiệu: Thức ăn chăn nuôi thương mại hiện tại mới chỉ đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cần thiết mà chưa có khả năng hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cá. Bên cạnh đó việc sử dụng kháng sinh không đúng liều lượng ảnh hưởng xấu tới môi trường cũng như sức khỏe con người. Giải pháp an toàn hướng tới là sử dụng nguồn dược liệu phong phú sẵn có tại Việt Nam phối trộn vào thức ăn chăn nuôi cá nhằm cải tiến chất lượng và nhắm tới mục tiêu an toàn.
Vật liệu và phương pháp: Chiết xuất EtOH lá cây Điều (Anacardium occidentale L) TD1, Ngũ trảo (Vitex negundo) TD2, Bình linh xoan (Vitex rotundifolia) TD3, Ráng (Acrostichum aureum L) TD4, và Vằng Sẻ (Jasminum subtriplinerve blume) TD5 thu thập tại tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam dựa trên đánh giá kháng khuẩn in vitro bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch và MIC, đánh giá in vivo thử nghiệm độc lực bằng gây nhiễm nhân tạo vi khuẩn Kosakonia sacchari trên mô hình cá Rô đồng Anabas testudineus thử nghiệm và khảo sát hoạt tính của chiết xuất thực vật khi phối trộn vào thức ăn.
Kết quả: Hiệu quả kháng khuẩn in vitro cho thấy chiết xuất EtOH lá Điều TD1 kháng khuẩn tốt nhất ở nồng độ 12.5 µg/ml. Thử nghiệm đánh giá mức độ độc lực của vi khuẩn K. sacchari gây chết 87.6% cá sau 24 giờ tiêm ở mức 105 CFU/ml, ngưỡng gây chết tối thiểu LD50 đạt giá trị 3.16 × 104 CFU/ml. Trong đánh giá hoạt tính tiềm năng của chiết xuất thực vật TD1 khi phối trộn vào thức ăn có tác dụng bảo vệ cá khỏi tác nhân gây chết nhân tạo là khuẩn K. sacchari (tỉ lệ sống đạt 93%), và còn hỗ trợ làm tăng mức tăng trọng của cá lên tới 22.8g.
Kết luận: Chiết xuất EtOH lá Điều A. occidentale TD1 kháng khuẩn cao nhất và có khả năng bảo vệ cá khỏi vi khuẩn K. sacchari đa kháng với kháng sinh gây bệnh trên đối tượng cá Rô đồng A. testudineus. Một số nhận định ban đầu về giá trị dược liệu của một số loại cây sẵn có tại Việt Nam dần thay thế kháng sinh, nhắm tới mục tiêu an toàn trong nuôi trồng, sản xuất thực phẩm và người tiêu dùng. Từ đó, đề tải mở rộng triển khai vào quy mô pilot hoặc thử nghiệm trên ao nuôi lớn hơn, hướng tới sản xuất thương mại.