Đa dạng hệ thực vật đất ngập nước tự nhiên vùng Đồng Tháp Mười

  • Nguyễn Trường Duy
  • Nguyễn Quốc Bảo
  • Phạm Văn Ngọt
  • Đặng Văn Sơn
Từ khóa: đa dạng sinh học; Đồng Tháp; hệ sinh thái; Long An; sông Mê Kông; Tiền Giang

Tóm tắt

Một nghiên cứu để khảo sát và đánh giá tổng quan về hệ thực vật đất ngập nước tự nhiên ở vùng Đồng Tháp Mười. Kết quả ghi nhận được vùng Đồng Tháp Mười có 291 loài, 214 chi, 80 họ của 02 ngành thực vật có mạch là ngành Polypodiophyta (Dương xỉ) và Magnoliophyta (Ngọc lan). Trong đó, có 212 loài có công dụng và  chia làm 05 nhóm chính: làm thuốc (T) với 131 loài, làm thực phẩm (TP) có 42 loài, cảnh (C) có 15 loài, lấy gỗ (G) có 12 loài, gia dụng (GD) có 12 loài. Hơn nữa, nghiên cứu ghi nhận 03 loài cần được bảo vệ dựa vào Sách Đỏ Việt Nam - Bộ Khoa học và Công nghệ (2007) bao gồm Elaeocarpus hygrophilus (Cà na), Oryza rufipogon (Lúa ma) và Hemisorghum mekongense (Lau vôi). Các loài thực vật được phân thành 06 nhóm dạng sống chính, gồm: (1) thân thảo (C) có 196 loài, (2) dây leo (DL) có 30 loài, (3) bụi (B) có 26 loài, (4) gỗ nhỏ (GN) có 19 loài, (5) gỗ lớn (GL) có 18 loài, và (6) bán kí sinh (BKS) có 02 loài. Bên cạnh đó 04 kiểu sinh cảnh tiêu biểu ở Đồng Tháp Mười được ghi nhận là: sinh cảnh rừng tràm, đồng cỏ ngập nước theo mùa, lung trấp và thực vật trên kênh rạch.

Tác giả

Nguyễn Trường Duy

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Quốc Bảo

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh

Phạm Văn Ngọt

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

Đặng Văn Sơn

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-05-22
Chuyên mục
Bài viết