Khảo sát sự hiện diện của các gen không độc trên các mẫu phân lập nấm đạo ôn (Magnaporthe oryzae) ở Việt Nam

  • Bằng Phương Nguyễn
  • Bằng Phi Nguyễn
  • CHATCHAWAN JANTASIRUYARAT
  • Ngọc Bảo Châu Nguyễn
  • Bảo Quốc Nguyễn

Tóm tắt

Nấm đạo ôn, Magnaporthe oryzae, được xem là tác nhân chính gây bệnh đạo ôn trên lúa và gây nhiều thiệt hại về năng suất tại các vùng trồng lúa trên thế giới. Khả năng chống chịu đối với sự xâm nhiễm của nấm đạo ôn được xác định bằng mối quan hệ giữa gen kháng R của lúa và gen không độc AVR của tác nhân nấm gây bệnh theo thuyết “gen đối gen”. Mục tiêu chính trong nghiên cứu này là xác định sự hiện diện/không hiện diện của các gen AVR ở các chủng nấm đạo ôn tại Việt Nam hiện nay. Kết quả khảo sát ba mươi mẫu phân lập nấm đạo ôn tại các tỉnh miền Nam, miền Trung và miền Bắc Việt Nam bằng phương pháp PCR chỉ ra rằng tỉ lệ hiện diện/không hiện diện của 6 gen AVR khảo sát rất đa dạng trong đó AVR-Pik cùng với trình tự CDS của gen này (AVR-Pik CDS) có mặt gần như trên toàn bộ các mẫu phân lập là 99.67% và thấp nhất là gen AVR-Pizt chỉ chiếm có 36.67%. Kết quả này đóng vai trò rất quan trọng trong việc tìm hiểu sự đa dạng của các gen AVR giúp cho việc chọn lọc và phát triển các giống lúa mang gen kháng R tương ứng có khả năng kháng lại bệnh đạo ôn.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-07
Chuyên mục
Bài viết