ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHIỄM MỘT SỐ SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÁC GIỐNG NGÔ LAI MỚI TRỒNG TRÊN VÙNG ĐẤT CÁT TẠI HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA

  • Lê Văn Ninh
  • Lê Phạm Huy
Từ khóa: Cây ngô, sâu hại ngô, sâu keo mùa thu, sâu khoang, sâu đục thân, huyện Hoằng Hóa

Tóm tắt

Cây ngô (Zea mays L.) là một trong những cây lương thực trồng chủ lực tại Thanh Hóa và được trồng nhiều ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên năng suất ngô của tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Hoằng Hóa nói riêng còn thấp do một số nguyên nhân: 1) do nguồn giống nhập khẩu không chủ động; 2) do các loài dịch hại gây hại. Trong mấy năm gần đây , ngô trồng ở huyện Hoằng Hóa thường xuyên bị sâu gây hại, đặc biệt là sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda); sâu khoang (Spodoptera litura Fabr), sâu xám (Agrotis ypsilon Hufnagel), sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) và rệp ngô (Aphis maydis Fitch), có nhiều sâu hại làm giảm năng suất từ 15 - 30%. Qua điều tra tình hình sâu hại trên ngô vụ Xuân và vụ Thu Đông tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa thu được 5 loài sâu hại chính, trong đó xuất hiện nhiều và gây hại nặng nhất là sâu keo mùa thu, sâu khoang và sâu đục thân. Ở các giống ngô lai mới khác
nhau thì mức độ gây hại của sâu hại cũng khác nhau. Thí nghiệm trên 4 giống ngô cho thấy giống ngô CP 333 bị hại nặng nhất, tiếp đến là giống QT 35 và giống QT 55 bị các loài sâu gây hại nhẹ nhất.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-10-23