ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG ĐẠM BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI MỚI TRỒNG VỤ XUÂN NĂM 2019 TẠI HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA

  • Lê Văn Ninh
  • Trần Công Hạnh
  • Nguyễn Văn Thắng
  • Nguyễn Văn Bình

Tóm tắt

Liều lượng bón đạm có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của các giống ngô như chiều cao cây, số lá và khả năng bị nhiễm các loại sâu, bệnh hại. Trong các liều lượng bón đạm thì mức bón 175 kg N/ha trên nền 10 tấn phân chuồng + 90 kg K2O + 90 kg P2O5 đạt các trị số về sinh trưởng, phát triển cao nhất. Tùy vào từng loại sâu, bệnh hại ở các mức bón khác nhau, mức độ gây hại của sâu, bệnh đến các giống ngô cũng khác nhau. Ở mức không bón đạm mật độ sâu và tỷ lệ bệnh thấp nhất trên tất cả các giống ngô. Ở mức bón đạm 200 kg N/ha trên giống T8, tỷ lệ sâu đục thân hại nặng nhất là 5,1%, bệnh đốm lá hại là 5,6% và bệnh khô vằn hại là 5,4%. Bón phân đạm có ảnh hưởng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô như: chiều dài bắp, đường kính bắp, số hạt trên hàng, số hàng hạt trên bắp, khối lượng 1000 hạt, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu. Ở mức bón 175 kg N/ha trên nền 10 tấn phân chuồng + 90 kg K2O + 90 kg P2O5 năng suất thực tế của các giống ngô đạt cao nhất, trong đó giống ngô QT55 đạt năng suất là 8,52 tấn/ha.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-07-29