Thực trạng đào tạo tiếng nhật cho điều dưỡng viên, hộ lý người Việt Nam đi Nhật Bản làm việc

  • Đinh Quốc Thắng, Phạm Quỳnh Liên, Nguyễn Duy Dũng Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Từ khóa: Tiếng Nhật, điều dưỡng, hộ lý

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng đào tạo tiếng Nhật cho điều dưỡng và hộ lý Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên đối tượng điều dưỡng và hộ lý từ năm 2012 đến năm 2019. Kết quả: 99% các ứng viên luyện tập trong giáo trình『みんなの日本語. Khi ôn tập, đa số học viên sử dụng giáo trình 漢字マスター (giáo trình dành cho luyện thi năng lực tiếng Nhật) chiếm 73,9% còn lại là Giáo trình みんなの日本語 (MinnanoNihongo), かんじマスター (Kanji Masuta-). 82% ứng viên tham gia khảo sát chú trọng luyện tập cả cách đọc và viết chữ Hán. Thời gian tự học của học viên trong khoảng từ 1-4 tiếng chiếm từ 42,7% đến 45,5%. Kết luận: Ngoài vấn đề liên quan đến các môn học, kĩ năng, xây dựng kế hoạch tự học cũng là một trong những điểm yếu của ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam. Trình độ tiếng Nhật của giáo viên người Việt Nam công tác tại các cơ quan phái cử thực tập sinh, dự án EPA còn thấp và chưa đồng đều: 33,3% giáo viên đạt trình độ N1, 66,7% đạt trình độ N2

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-12-05