Khoảng trống trong đào tạo hộ sinh tại Việt Nam

  • Trần Thị Việt Hà, Bùi Thị Khánh Thuận, Mai Thị Thanh Thu, Nguyễn Thị Huế, Lê Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Hương, Lưu Tuyết Minh, Hoàng Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Phương Lan, Karl Puchner, Antonia Manousaki
Từ khóa: khoảng trống, đào tạo hộ sinh, Việt Nam

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xác định các khoảng trống trong đào tạo hộ sinh tại Việt Nam để từ đó thiết kế các khóa học hộ sinh nâng cao có chất lượng dựa trên nhu cầu và phù hợp với bối cảnh từng quốc gia. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong 2 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn thực hiện. Trong giai đoạn chuẩn bị, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp để xác định các lĩnh vực có thể là khoảng trống tiềm năng. Trong giai đoạn thực hiện các phương pháp thu thập dữ liệu định lượng và định tính thông qua phiếu khảo sát, phỏng vấn bán cấu trúc được thực hiện trên các nhóm đối tượnghộ sinh đang làm việc tại bệnh viện, giảng viên, sinh viên hộ sinh, bác sĩ sản khoa, các bà mẹ cán bộ Bộ Y tế. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Các dữ liệu được so sánh đối chiếu để tìm ra các khoảng trống. Các phần mềm Excel và STATA 12.0 được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả: Phát hiện các khoảng trống trong đào tạo hộ sinh tại Việt Nam thuộc 4 lĩnh vực: (1) Khoảng trống giữa lý thuyết và thực hành, áp dụng kiến thức vào thực tế; (2) Thiếu kiến thức đầy đủ về hệ thống y tế và xác định các yếu tố xã hội ảnh hưởng tới sức khỏe; (3) Kỹ năng giao tiếp; (4) Nhận thức về nghiên cứu khoa học, các kỹ năng học tập suốt đời, thực hành dựa trên bằng chứng. Kết luận: Thông qua đối sánh các kết quả của giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn thực hiện, đã xác định được các khoảng trống khác nhau trong 4 lĩnh vực trong đào tạo hộ sinh. Các kết quả từ nghiên cứu này là nền tảng để phát triển các khóa học hộ sinh nâng cao trong khuôn khổ dự án SafeMa góp phần giải quyết nhu cầu cấp thiết trong đào tạo hộ sinh tại Việt Nam.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-03-16