Kiến thức khử nhiễm dụng cụ kim loại của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2024
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng và xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức khử nhiễm dụng cụ kim loại của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 150 điều dưỡng làm việc tại các khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình từ tháng 2 năm 2024 đến tháng 5 năm 2024. Bộ câu hỏi được xây dựng trước dựa trên nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Diễm và Hướng dẫn của Bộ Y tế về khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và được kiểm tra độ tin cậy với giá trị Cronbach’s alpha là 0,886. Kết quả: Tỷ lệ kiến thức về khử nhiễm dụng cụ kim loại còn chưa cao với 55,3% có kiến thức không đạt. Những điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao, đã từng được đào tạo, tập huấn về khử nhiễm dụng cụ kim loại tại bệnh viện có kiến thức tốt hơn những điều dưỡng có trình độ chuyên môn thấp, chưa được đào tạo, tập huấn về khử nhiễm dụng cụ kim loại. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết luận: Thực trạng kiến thứckhử nhiễm dụng cụ kim loại của điều dưỡng còn nhiều hạn chế. Phần lớn các đặc điểm của điều dưỡng đều có mối liên quan với kiến thức khử nhiễm dụng cụ kim loại của điều dưỡng.