ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ CÂY BA KÍCH TÍM (MORINDA OFFICINALIS HOW.) TẠI THÁI NGUYÊN

  • Nguyễn Chí Hiểu
  • Trần Lệ Thị Bích Hồng
  • Nguyễn Thị Phương Oanh
  • Le Thi Kieu Oanh
  • Dương Thị Nguyên
  • Nguyễn Thị Như Hoa

Tóm tắt

Bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích tím (Fusarium proliferatum) là nguyên nhân gây chết cây ba kích tím nhưng vẫn chưa có giải pháp phòng trừ hiệu quả. Nghiên cứu được tiến hành trong điều kiện đồng ruộng đánh giá ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến sinh trưởng của cây và bệnh. Trong giai đoạn một năm tuổi, đường kính gốc, chiều dài thân, số nhánh cấp 1 và cấp 2 và tỷ lệ bệnh không có sự sai khác có ý nghĩa ở các mật độ (12.000, 10.000 và 8.300 cây/ha). Ở công thức có mức phân khoáng (170 kg N + 100 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha và 150 kg N + 90 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha), các chỉ tiêu này tương đương nhau và cao hơn so với ở công thức có mức phân khoáng 130 kg N + 80 kg P2O5 + 70 kg K2O/ha. Tuy nhiên, mật độ trồng và phân bón đều không ảnh hưởng đến bệnh. Bệnh bắt đầu xuất hiện vào trong tháng 4, tăng và đạt đỉnh cao vào cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 và không tăng thêm trong giai đoạn mùa khô. Như vậy, mật độ và mức phân bón khác nhau không ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích tím.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-07-30
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)