NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM

  • Phạm Văn Đức

Tóm tắt

Trên cơ sở phân tích một cách khái lược các mô hình chủ nghĩa xã hội đã từng và đang tồn tại trên thế giới, trong bài viết này, chúng tôi đã đề cập tới mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa của Việt Nam với 8 đặc trưng được Đảng ta nêu ra trong Văn kiện Đại hội lần thứ XI. Đến Đại hội XII, những đặc trưng đó của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam tiếp tục được Đảng kiên trì; tuy nhiên, Đảng cũng đưa ra một số điểm mới liên quan đến mô hình chủ nghĩa xã hội, đó là việc xác định rõ hơn 4 trụ cột của sự phát triển đất nước, bổ sung và điều chỉnh các quan hệ lớn cho phù hợp hơn với thực tiễn đang vận động, biến đổi và phát triển. Theo đó, có thể nói, việc tiếp tục hoàn thiện mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn là một tất yếu khách quan, có tính quy luật. Đó cũng là biện chứng của mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Tác giả

Phạm Văn Đức

GS.TS 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-02-27
Chuyên mục
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC