CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

  • Đặng Hoàng Vũ

Tóm tắt

“Kinh tế” là một trong những lĩnh vực cơ bản của xã hội, khi nói đến kinh tế là chủ yếu nói đến các hoạt động của con người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Trong khi đó “Môi trường” là “tổng hợp các điều kiện sống của con người, là tổng hòa các yếu tố, hiện tượng của tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trong sự thống nhất với nền sản xuất xã hội”. Điều đó cho thấy, các hoạt động kinh tế có tính ràng buộc chặt chẽ với các yếu tố của môi trường, vì hoạt động kinh tế không thể tách khỏi điều kiện sống tự nhiên của con người. Tính biện chứng giữa “kinh tế” và “môi trường” nhìn một cách rộng ra là quan hệ của “con người” và “tự nhiên”. Điều này đã được các nhà nghiên cứu chứng minh trong các quan điểm triết học từ cổ đại đến hiện đại, đặc biệt là lý thuyết về “phát triển bền vững” trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay. Suy đến cùng, quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường có cơ sở lý luận từ quan hệ giữa con người và tự nhiên trong các quan niệm triết học từ xưa đến nay

Tác giả

Đặng Hoàng Vũ
ThS
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-06-05
Chuyên mục
VĂN HÓA - TRUYỀN THÔNG - DU LỊCH