Bốn hợp chất isoflavonoid phân lập từ thân cây bìm bịp (Clinacanthus nutans (Burm. f.) Lindau, Acanthaceae)

  • Nguyễn Thị Trang Đài
  • Huỳnh Ngọc Thụy
  • Mã Chí Thành

Tóm tắt

Bìm bịp (Clinacanthus nutans (Burm. f.)Lindau, Acanthaceae) từ lâu đã được xem là vị thuốc cổ truyền ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Y học dân gian của các nước đã ghi nhận, bìm bịp có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm, độc tế bào, trị côn trùng cắn, sốt, ban da, lỵ, đái tháo đường. Tại Việt Nam, chưa có những báo cáo nghiên cứu sâu về tác dụng sinh học và hóa học từ cây bìm bịp.Bài báo này thông cáo kết quả bước đầu phân lập và xác định cấu trúc hóa học của hợp chất tinh khiết phân lập được từ thân cây bìm bịp mọc tại Việt Nam.

Đối tượng

Loài bìm bịp nghiên cứu được thu hái ở núi Cấm, Châu Đốc, An Giang vào tháng 12/2015.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân lập các hợp chất: Chiết ngấm kiệt với cồn 96%. Phân lập bằng sắc ký cột.

- Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất: Dựa trên các thông số vật lý và các phương pháp phổ (MS, 1D-, 2D-NMR) và so sánh dữ liệu phổ thu được với các dữ liệu phổ đã công bố.

Kết quả

Từ 300 g cao cồn 96% của thân bìm bịp - Clinacanthus nutans (Burm. f.) Lindau tách phân đoạn bằng kỹ thuật phân bố lỏng - lỏng, thu được 56,68 g dichloromethan và 15,18 g cao ethyl acetat. Cao dichloromethan triển khai qua cột sắc ký thu được 34 phân đoạn. Tiến hành sắc ký cột cổ điển phân đoạn 3 và phân đoạn 8 thu được 4 chất tinh khiết. Cấu trúc các chất được xác định là những isoflavonoid (aglycon) pterocarpin (CN3-2), (-)-2-geranyl-3-hydroxy-8,9-methylenedioxypterocarpan (CN3-3), di-o-methyldaidzein (CN8-2), maackiain (CN8-3).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-09-26
Chuyên mục
BÀI BÁO