Ảnh hưởng của thuốc HL lên thời gian tiềm tàng và số cơn ho trong ho thực nghiệm ở chuột

  • Tạ Văn Bình
  • Tạ Thanh Hà

Tóm tắt

Y học cổ truyền đã dùng nhiều vị thuốc như bạc hà, khuynh diệp, húng chanh, sả, tỏi... để điều trị viêm họng bằng phương pháp xông hơi hoặc một số chế phẩm thuốc ho để uống như:  Cao ma hạnh, Bổ phế, Si rô ho .... hoặc điện châm. Theo Phạm Thị Lý, cao ma hạnh có tác dụng chữa khỏi ho đạt 65,22%; sổ mũi khỏi 65,02% trên những bệnh nhân viêm họng tại Viện YHCT Việt Nam. Thuốc HL đã được nhóm nghiên cứu của Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội nghiên cứu từ năm 2007 dạng khí dung. Để có cơ sở cho việc tiến hành đánh giá tác dụng của thuốc trên lâm sàng, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của thuốc HL lên số cơn ho và thời gian tiềm tàng trên chuột thực nghiệm.

 Phương pháp nghiên cưú 

Thuốc nghiên cứu là thuốc HL do Khoa Dược Bệnh viện YHCT Hà Nội sản xuất.

Đối tượng nghiên cứu: Chuột nhắt trắng chủng Swiss, cả hai giống, khỏe mạnh, có trọng lượng 18 ± 2 g của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Chia chuột làm 4 lô, lần lượt cho uống nước cất, dextromethophan HBr, chế phẩm HL liều 9 g/kg/ngày và 18 g/kg/ngày. Nghiên cứu ảnh hưởng của HL đến mô hình gây ho trên chuột nhắt trắng qua tác dụng của thuốc HL lên thời gian tiềm tàng trên chuột nhắt trắng bị gây ho bằng amoniac. Tác dụng giảm ho của HL ở cả 2 liều đều mạnh hơn dextromethorphan liều 15 mg/kg/ngày, đặc biệt rất rõ rệt ở các thời điểm đầu của quá trình nghiên cứu (p < 0,05).

Kết quả

Thuốc HL bào chế từ thảo dược, qua nghiên cứu tác dụng lảm ho trên cho thấy thuốc có tác dụng tốt, đặc biệt giảm ho ngay tại thời điểm đầu, tốt hơn cả thuốc tân dược được đối chiếu.  Liều 9 g/kg/ngày và 18 g/kg/ngày của thuốc HL có tác dụng làm giảm số cơn ho rõ rệt và làm tăng thời gian tiềm tàng trên chuột bị gây ho bằng amoniac so với lô chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-10-03
Chuyên mục
BÀI BÁO