Ảnh hưởng của lá bằng lăng nước lên chức năng gan, thận của thỏ thực nghiệm

  • Phùng Thanh Hương
  • Hoàng Văn Giang
  • Vũ Thị Châm
  • Đào Thị Vui

Tóm tắt

Lá bằng lăng nước (BLN) (Lagerstroemia speciosa (L.) Pers) là một thảo dược được sử dụng rộng rãi theo kinh nghiệm dân gian ở nhiều nước châu Á chữa các bệnh rối loạn chuyển hoá như tiểu đường, gút,... Ở Việt Nam, những công bố trong thời gian gần đây cho thấy dược liệu này có tác dụng hạ đường huyết trên nhiều mô hình tăng đường huyết thực nghiệm khác nhau. Bài báo này công bố tóm tắt về ảnh hưởng của lá BLN trên chức năng gan, thận của thỏ thực nghiệm.

Đối tượng nghiên cứu:

+ Dịch chiết ethanol toàn phần lá bằng lăng nước thu được bằng phương pháp ngâm lạnh trong ethanol 700, sau đó cất quay thu hồi dung môi đến cao lỏng với tỷ lệ tương đương 4 g dược liệu khô/ml.

+ Thỏ thí nghiệm chủng Newzealand white, lông trắng, cả 2 giống, khoẻ mạnh, trọng lượng 1,8 - 2, 2 kg do Trung tâm Chăn nuôi, Viện Kiểm nghiệm cung cấp.

Phương pháp nghiên cứu: Thỏ được uống nước hoặc mẫu thử tương ứng với từng lô liên tục trong 4 tuần. Sau 4 tuần, ngừng cho thỏ uống thuốc và đánh giá các chỉ tiêu theo dõi trước và trong quá trình nghiên cứu:

+ Đánh giá chức năng gan thông qua định lượng hoạt độ enzym AST, ALT, protein toàn phần, cholesterol toàn phần trong huyết thanh.

+ Đánh giá chức năng thận thông qua định lượng nồng độ ure và creatinin huyết thanh.

+ Mô bệnh học gan, thận thỏ qua các xét nghiệm vi thể.

Kết quả:

Dịch chiết lá bằng lăng nước với liều tương đương 4,55 g dược liệu khô/kg và 13,65 g dược liệu khô/kg uống liên tục trong vòng 4 tuần không làm ảnh hưởng đến chức năng gan và thận của thỏ thực nghiệm.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-01-25
Chuyên mục
BÀI BÁO