Ảnh hưởng của phương pháp chế thuỷ phi tới sự thay đổi thành phần hoá học của vị thuốc chu sa-thần sa

  • Nguyễn Thị Minh Tâm
  • Trần Quốc Bình

Tóm tắt

Chu sa-thần sa với thành phần chủ yếu là HgS có tác dụng trấn kinh an thần. Trong điều trị vẫn xảy ra những trường hợp ngộ độc đáng tiếc do sử dụng chu sa-thần sa không được chế biến đúng cách. Nghiên cứu tiến hành nhằm xác định tính hợp lý của qui trình chế biến chu sa-thần sa, tác động của phương pháp chế thủy phi tới sự thay đổi những thành phần hóa học quan trọng của vị thuốc thông qua việc khảo sát quá trình làm giàu hoạt chất (HgS) và quá trình loại đi thành phần có thể gây độc, tạp chất.

Nguyên liệu: Mẫu chu sa-thần sa (Trung Quốc) chưa chế do Công ty Dương Thư cung cấp (1 kg).

Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp chế thủy phi, là kỹ thuật tán nghiền dược liệu trong nước. Đây là phương pháp chế đặc biệt, thường được sử dụng với các dược liệu có bản chất khoáng vật và có độc tính cao.

Mục đích của phương pháp:

- Loại bỏ tạp chất, đặc biệt là những tạp chất có độc tính cao, có khả năng tan trong nước (như loại As2O3 trong chế hùng hoàng, loại các muối thủy ngân hòa tan... trong chế biến chu sa - thần sa).

- Tránh được tác động của nhiệt độ có thể làm phân hủy hoạt chất.

- Không làm bay bột thuốc hay phân tán trong không khí.

- Lấy được bột mịn tinh khiết.

Kết quả

Phương pháp thủy phi đã làm thay đổi thành phần của những nhóm chất trong mẫu nghiên cứu. Thông qua quá trình chế biến, các thành phần có độc (muối thủy ngân hòa tan, sắt...) đã được loại bỏ hoàn toàn và thành phần quan trọng có tác dụng điều trị (HgS) đã được làm giàu lên một cách đáng kể.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-01-24
Chuyên mục
BÀI BÁO